Vịnh Hạ Long nổi danh khắp năm châu là một kỳ quan thiên nhiên thế giới độc đáo kỳ vĩ, được nhiều người biết đến bởi giá trị ngoại hạng về thẩm mỹ, địa chất địa mào, đa dạng sinh học. Nhưng không chỉ vậ nơi đây đăng cất giữ nhiều giá trị văn hóa của người tiền sử, nơi đây là một trong những cái nôi của người Việt Cổ với 3 nền văn hóa tiền sử kế tiếp nhau cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm: Văn hóa soi nhụ, văn hóa cái bèo và văn hóa Hạ Long. Trong đó Văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng 5.000 năm – 3.000 năm được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn sớm và giai đoạn muộn
Những phát hiện di chỉ khảo cổ văn hoa Hạ Long
Giai đoạn sớm (khoảng 6000 – 5000 năm trước) là giai đoạn chịu ảnh hưởng của biển tiến Holocene làm mất đi môi trường sống của người dân Cái Bèo. Nhiều cư dân phải di chuyển sang vùng đông bắc hay vừng đất cao, họ sống bằng nghề săn bắt, hái lượm, trồng cây, canh tác, khai thác biển và phát triển thủ công chế tác công cụ đá
Giai đoạn muộn (khoảng 4000 – 3000 năm trước) là giai đoạn chịu ảnh hưởng của nước biển dâng cực đại, sau khi biển rút rần thì cư dân ở văn hóa hạ Long giai đoạn sớm chuyển cư ngược lại và phân bổ phong phú tại nhiều nơi như các hang động ở Vịnh Hạ Long, đồi cát, đồng bằng cổ, ven biển, chân núi với các di chỉ tiêu biểu như hang soi nhụ, đảo ngọc vừng, hang đông trong… phương thức sinh sống của cư dân gắn với môi trường biển và chế tác công cụ lao động tinh xảo
Những di tích văn hóa Hạ Long đầu tiên do hai nhà khảo cổ học M.Colani (Pháp) và G.J.Anderson (Thụy Điển), phát hiện tử những năm 1937 – 1938. Họ đã gọi đây là “Văn hoá Danh Do La” theo tên gọi của đảo Ngọc Vừng thời pháp để chỉ chung cho các đặc trưng của các di tích khảo cổ này. Thuật ngữ văn hóa Hạ Long là do các nhà khảo cổ học Việt Nam sau này đặt tên, khi họ tiến hành khao sát các di tích khảo cổ này. Đến nay có hơn 40 di tích thuộc nên văn hóa Hạ Long đã được phát hiện khảo cổ. Ngay tại khu vực trung tâm của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Các nhà khảo cổ đã phát hiện khá nhiều dấu tích còn lại của cư dân thời tiền sử như

Hang Tiên Ông hay còn gọi là Hang Cái Đục nằm trên đảo Cái Tai thuộc cụm đảo Hang Trai ngay sau lưng làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long. Năm 1938, người khảo cổ học người Thụy Điển tên là Andersen đã có chuyến hành trình khảo sát dấu tích người Việt cổ dọc bên bờ và trên các đảo Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Trong đó có Hang Tiên Ông, tại đây ông đã phát hiện những nét trầm tích khổng lồ chứa đầy vỏ ốc suối và một số công cụ bằng đá cuội khá thô sơ. Năm 2007, sau nhiều lần khảo sát, các nhà khảo cổ đã thu được một số công cụ bằng đá, gồm rìu đá, dao đá, các mảnh gốm, xương động vật trên cạn. Sau các báo cáo khoa học sau đó, thì Hang Tiên Ông chính là một trong những điểm cư trú của người Việt cổ cách ngày nay hàng vạn năm.

Động Mê Cung nằm cách đảo titop 2km về phía tây nam là, động năm trên hòn Lờm Bò ở độ cao 25m so với mực nước biển. Tại cửa động vẫn còn giữ được lớp ốc suối Melania dày đặc . Xưa kia lớp ốc này dày tới 1,2 m được kết tầng bán hóa thạch ở phía ngoài. Động được được các nhà khảo cổ học xác định là một trong những di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa tiền Hạ Long sơ kỳ đá mới cách ngày nay từ 10.000 – 7000 năm.

Ngoài hang Tiên Ông và Động Mê Cung, các di chỉ khảo cố được phát hiện ở hầu hết mọi nơi trên Vịnh Hạ Long. Điều đó chứng tỏ ở một quy mô rộng khắp, thể hiện sự phát triển rực rỡ và liên tục của một nền văn hóa mang đậm sắc thái của cư dân vùng biển đảo. Tại đây nhiều hiện vật cỗ đã được tìm thấy, chú yếu là công cụ lao động và đồ trang sức. Đặc biệt tại Hang Trinh Nữ ngoài dấu tích của cư dân tiền sử thuộc văn hóa Hạ Long cách nay khoảng 4000 năm. Thì 2010, các nhà khảo cổ còn phát hiện được dấu tích của bến gốm sứ cổ ở khu vực trước cửa hang với nhiều mảnh gốm sứ sành các loại thuộc thời Trần và thời Lê
Các hiện vật được khai quật từ những điểm khảo cổ trên, sau khi được phát hiện được gìn giữ tại Bảo tàng Quảng Ninh. Năm 2006, một phần của bộ sưu tập hiện vật này được chuyển giao cho Ban Quản lý Vịnh Hạ Long nhằm mục đích trưng bày, giới thiệu về văn hóa Hạ Long, về giá trị di sản Vịnh Hạ Long. Sau đó Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn được khánh thành và đi vào hoạt động, thị các vật khảo cổ học thuộc văn hóa Hạ Long được trưng bày xen kẽ ở cả 3 điểm này.
Các di vật khảo cổ thuộc nên văn hóa Hạ Long
Tại bảo tàng Quảng Ninh hiện nay còn lưu giữ nhiều hiện vật của nền văn hóa Hạ Long. Trong không gian tiền sơ sử tái hiện trưng bày về quá trình hình thành và phát triển rực rỡ của một nền văn hóa vùng đông bắc, mang yếu tố nội sinh bản địa qua các bộ sưu tập như Rìu bôn có vai có nấc, trang sức Hạ Long và gốm xốp – một sản phẩm đặc hữu của nền văn hóa Hạ Long

Theo chị Đỗ Thanh Mai, Trưởng phòng Tuyên truyền Bảo tàng Quảng Ninh cho biết, đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Hạ Long đó chính là kỹ thuật chế tạo ra công cụ lao động và sản xuất bằng đồ đá. Việc phát minh ra những công cụ này đã trở thành một phát minh đỉnh cao của kỹ thuật chế tác và điển hình như chiếc rìu bôn có vai có nấc đã cho thấy sự phát triển vô cùng tinh tế. Nó thể hiện được bằng những thực tiễn qua lao động sản xuất của cư dân văn hóa Hạ Long. Khi họ đã biết khai thác thiên nhiên và hình thành nên được những giá trị khác của nền văn hóa Hạ Long. Trước đây, những chiếc rìu chỉ được mài rất thô sơ, đơn giản nhưng sang đến nền văn hóa Hạ Long thì kỹ thuật mài, giũa đã có những phát triển vượt bậc khi cho ra được những chiếc rìu có công năng, tác dụng lớn hơn so với nền văn hóa trước. Ngoài ra, điển hình rõ rệt nhất của những công cụ lao động thời kỳ này đó là những chiếc rìu như: rìu bôn, chiếc bôn có vai lệch và cân, đặc biệt là rìu bôn có vai có nấc qua những hiện vật được trưng bày ở đây. Ttại đây còn có những bộ sưu tập mũi nhọn và dao đá cũng là một trong những sưu tập điển hình. Khi quan sát, chúng ta có thể thấy rằng với những mũi nhọn và chiếc dao mà chúng ta thấy chúng rất gần với cuộc sống hàng ngày của chúng ta khi những chiếc dao đá này đã có sự mài, chuốt rất tỉ mỉ, sắc nét.



Tính chất biển của nền văn hóa này còn thể hiện ở việc pha trộn vỏ nhuyễn thể đạp nát với cát, đất để chế tác đồ gốm gia dụng. Để làm thành các loại gốm xốp đặc trưng của vùng biển Hạ Long. Trong các hoa văn trên đồ gốm, ngoài hoa văn hình sóng nước mang dậm ảnh hưởng của biển còn có những hình ảnh chứng tỏ người Việt Cổ ở giai đoạn này đã biết trồng cây lấy sợi, se sợi đan lưới hoặc làm dây câu đánh bắt cá

Ngoài ra người tiền sử còn biết chế tác đồ trang sức bằng đá, xương cá hoặc vỏ nhuyễn thể để giao lưu với những cư dân khác ngoài văn hóa Hạ Long. Trang sức của thời kỳ này cũng được coi là những phát minh thể hiện dược tài hoa của cư dân Hạ Long, thời kỳ văn hóa biển của Quảng Ninh. Trong các di chỉ hảo cổ học của nền văn hóa này đã phát hiện ra những dáu trang sức rất là rõ rệt và là mình chứng cho thấy cư dân thời kỳ này đã biết tôn vinh vẻ đẹp cơ thể và đã được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu đã cho rằng trang sức thời kỳ này con mang theo những quan điểm tâm linh thú vị. Ngày xưa khi phụ nữ đeo những đồ trang sức như vỏ ốc, nhuyễn thế… sẽ mang đến những điều may mắn trong việc hái lượm. Còn đối với nam giới thì đeo những đồ trang sức bằng chất liệu đá hay sừng thì mang đến máy mắn trong việc săn bắt . Đó là lý do ma trang sức thời kỳ này phát triển nở rộ và phong phú như vậy

Bước sang giai đoạn muộn của văn hóa Hạ Long với niên đại cách đây 3500 – 3000 năm, những bộ sưu tập tại đây vẫn kế thừa được những công cụ lao động, sản xuất như rìu bôn có vai có nấc, mũi nhọn khoan đá, bàn mài. Nhưng đã có sự tiếp biến và phát triển cao hơn ở trình độ kỹ thuật chế tác với những công cụ có độ sắc nét tinh xảo và trau chuốt kỹ càng hơn. Nhưng vẫn kế tục và phát huy từ những giai đoạn sớm của văn hóa Hạ Long cho đến sang giai đoạn muộn. Khẳng định được những công năng, công dụng tối ưu vượt trội của những rìu bôn có vai có nấc. Đặc biệt không thể không nhắc đến bộ sưu tập bàn mài của văn hóa Hạ Long với sự đa dạng về kích cỡ, kiểu dáng, chất liệu và mỗi bàn mài có một công năng riêng để áp dụng cho từng công cụ lao động sản xuất. Với việc đa dạng công cụ mài cho thấy việc sử dụng công cụ đá thời kỳ này đã vô cùng phát triển và chia ra được những sưu tập riêng.


Vốn là một trong những nền văn hóa biển tiền sử được biết đến sớm nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á, văn hóa Hạ Long có một vị trí đặc biệt đối với nền văn minh Việt Cổ và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến những nền văn hóa khác. Văn hóa Hạ Long dù mới chỉ phác thác thảo ở những nét sơ lược nhất vẫn luôn là niềm tự hào của cư dân vùng đông bắc. Việc nghiên cứu thấu đáo nền vằn hóa Hạ Long trong bối cảnh rộng hơn bảo tồn tốt các di tích các văn hóa đã biết đồng thời khám phá các di tích mới chính là cách mà chúng ta hiểu hơn về một nên văn hóa biển tiền sử việt nam
Bài viết liên quan
Hệ thống núi và·đảo đá vôi vịnh Hạ Long
Kết cấu đá vôi của Vịnh Hạ Long Ha Long Bay là một khu vực...
Th7
Giá trị thẩm mỹ của Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng nhất thế...
Th6
Khám phá giá trị đa dạng sinh học của vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một trong những di sản thiên nhiên thế giới nổi tiếng...
Th6
Giá trị địa chất và địa mạo của Vịnh Hạ Long
Được biết đến là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới với nhiều...
Th6