Hang Tiên Ông – Dấu tích của người Việt Cổ

Vịnh Hạ Long, một kỳ quan thiên nhiên thế giới được UNESCO vinh danh là di sản thiên nhiên hai lần, sở hữu hơn 1.900 hòn đảo và hang động hùng vĩ. Trong số đó, hang Tiên Ông nổi bật với vẻ đẹp tự nhiên huyền bí và giá trị khảo cổ học đặc biệt. Đây là nơi đã từng là nhà của người Việt cổ thuộc văn hóa Soi Nhụ từ 8.000 đến 10.000 năm trước. Hang Tiên Ông không chỉ là điểm đến du lịch quyến rũ mà còn là cửa sổ mở ra thế giới văn hóa tiền sử phong phú của người Việt cổ, mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo và sâu sắc.

Vị trí Hang Tiên Ông

Hang Tiên Ông hay còn gọi là hang Cái Đục (người Pháp trước kia gọi là Grotle du Cieau) là một trong những hang động đẹp và độc đáo trên vịnh Hạ Long (nơi được UNESCO công nhận là di sản thế giới). Có vị trí nằm trên đảo Cái Tai, thuộc cụm đảo Hang Trai, cách đảo Cát Bà 5 km và cảng tàu Tuần Châu khoảng 18km.

Hòn Cái Tai nhìn từ phía tây
Hòn Cái Tai nhìn từ phía tây

Hang Tiên Ông là một di tích khảo cổ quan trọng của văn hóa Soi Nhụ, một trong những nền văn hóa tiền sử của người Việt cổ trên vịnh Hạ Long. Di tích này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1938 bởi nhà địa chất – khảo cổ học người Thụy Điển J.G Anderson, khi ông đang thực hiện một cuộc khảo sát địa chất trên vịnh Bái Tử Long. Ông đã đặt tên cho hang là hang Đục và mở ba hố khai quật, trong đó có một hố lớn gần cửa hang và hai hố nhỏ ở bên trong. Ông đã thu thập được nhiều di vật như đồ đá, đồ xương và đồ gốm, phần lớn đã mang về Thụy Điển để nghiên cứu, còn một số hiện vật được lưu giữ tại bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam). Một điều thú vị mà ông Anderson đã ghi nhận là sự xuất hiện của một lớp trầm tích vỏ ốc nước ngọt trên hang động, mà không ai trong người dân địa phương biết nguồn gốc. Ông Anderson đã coi đây là một bí ẩn chờ được giải mã.

nhà địa chất – khảo cổ học người Thụy Điển J.G Anderson
nhà địa chất – khảo cổ học người Thụy Điển J.G Anderson

Sau khi J.G Anderson rời đi, di tích hang Tiên Ông đã bị lãng quên trong hơn nửa thế kỷ. Năm 1997, nhà khảo cổ học Quảng Ninh Hà Hữu Nga đã trở lại hang Tiên Ông để tiếp tục khai quật và nghiên cứu. Tuy nhiên, do sự thay đổi của tên gọi các địa danh trong khu vực, ông Hà Hữu Nga không nhận ra rằng hang Tiên Ông chính là hang Đục mà J.G Anderson đã khai quật trước đó. Ông đã cho rằng đây là một di tích mới và ghi nhận lại các thông tin về vị trí, kích thước và hình dạng của hang. Ông cũng đã phát hiện thêm nhiều di vật mới như răng voi, xương cá và gốm sứ. Sau khi so sánh các di vật của hai cuộc khai quật, các nhà khảo cổ học đã xác nhận rằng hang Tiên Ông và hang Đục là cùng một di tích.

Cách di chuyển tới Hang Tiên Ông

Để tới được đây, du khách cần mua vé tham quan tại cảng tàu quốc tế Hạ Long hoặc cảng Tuần Châu. Vì Hang Tiên Ông là một điểm tham quan trong tuyến số 3 của tour thăm Vịnh Hạ Long. Tuyến này chủ yếu phục vụ các du thuyền qua đêm. Hiện không có dịch vụ tàu ghép hàng ngày, dó đó để đến đay du khách phải đặt du thuyền nghỉ đêm, còn nếu muốn đi trong ngày thì cần phải đặt tàu riêng.

Sơ đồ tuyến 3 Vịnh Hạ Long
Sơ đồ tuyến 3 Vịnh Hạ Long

Thuê tàu thăm Vịnh Trong ngày

  • Mức phí: 4 triệu/ tàu 48 chỗ (tàu) riêng; 290k/người (tiền vé)
  • Lịch trình tuyến 3: Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn (làng chài Cửa Vạn) – Khu vực Rừng Trúc – Hang Tiên Ông – Áng Dù – Hồ Ba Hầm – Đền Bà Men

Du thuyền nghỉ đêm

Các chuyến du thuyền qua đêm tại Vịnh Hạ Long mang lại cơ hội khám phá đa dạng các điểm tham quan hấp dẫn, với các lựa chọn lịch trình từ 2 ngày 1 đêm đến 5 ngày 4 đêm. Chi phí của chuyến đi sẽ tương ứng với đẳng cấp và tiện nghi của du thuyền

BẢNG GIÁ DU THUYỀN HẠ LONG
PHÂN KHÚC DU THUYỀN GIÁ CHARTER (1 ĐÊM) GIÁ KHÁCH LẺ (1 DÊM)
3 sao 29,000,000 – 65,000,000 VND 1,900,000 – 2,300,000 VND
4 sao 45,000,000 – 85,000,000 VND 2,950,000 – 3,500,000 VND
5 sao 65,000,000 – 120,000,000 VND 3,500,000 – 5,000,000 VND
6 sao 120,000,000 – 200,000,000 VND 5,000,000 – 8,000,000 VND

Xem chi tiết: Du thuyền Hạ Long

Cấu trúc Hang Tiên Ông

Sau khi di chuyển bằng tàu riêng tuyến số hay 3 hay du thuyền nghỉ đêm tới khu vực đảo Cái Tai, bạn sẽ thấy tấm biển chỉ dẫn ghi tên địa điểm Hang Tiên Ông. Sau khi đi qua các điểm du lịch khác trên hành trình thì du khách thường tới đây sau khoảng 2 tiếng.

Lối vào của hang Tiên Ông
Biển chỉ dẫn khu vực lối vào của hang Tiên Ông
Biển giới thiệu và bản đồ hang Tiên Ông
Biển giới thiệu và bản đồ hang Tiên Ông

Để vào hang, du khách phải leo khoảng 5m qua các bậc thang và đi qua miệng hang hình chữ V rất rộng khoảng 70m giống như hàm ếch. Lối vào này được hình thành do sự xói mòn của nước biển qua hàng triệu năm. Bên ngoài cửa hang du khách có thể nhìn thấy nhiều khối thạch nhũ rơi xuống đây là dấu vết kiến tạo địa chất của tự nhiên qua hàng triệu năm.

Phần cửa hang nơi tập trung phân bố trầm tích nhuyễn thể không kết khối.
Phần cửa hang nơi tập trung phân bố trầm tích nhuyễn thể không kết khối.
Miệng hang và đường vào trong hang
Miệng hang và đường vào trong hang

Hang Tiên Ông có chiều dài khoảng 156m,  lòng hang ước rộng khoảng hơn 1.000m2. Được chia làm 6 ngăn chính theo địa chất học, nhưng với du khách thường chỉ chia làm 2 phần chính theo trực quan. Phần trước có chiều dài khoảng 50m, rộng khoảng 30m và cao khoảng 10m. Phần này có nhiều hình thù kỳ lạ của các măng đá và thạch nhũ… Phần này có 3 măng đá giống hình ảnh của 3 ông Tiên với khuôn mặt phúc hậu, râu tóc dài nên người dân quanh vùng gọi tên động là Tiên Ông. Phần sau có chiều dài khoảng 106m, rộng khoảng 40m và cao khoảng 25m. Phần này có ánh sáng tự nhiên từ một lỗ trời trên mái hang. Phần này có nhiều thạch nhũ và măng đá nhỏ, tạo thành những cột trụ và mái vòm đẹp mắt. tại đay cũng có nhiều di tích khảo cổ học, như đồ đá, đồ xương và đồ gốm.

Các nhũ đá trong hang Tiên Ông
Các nhũ đá trong hang Tiên Ông

Các di tích khảo cổ tại Hang Tiên Ông

Hang Tiên Ông là một di tích khảo cổ học quan trọng, nơi chứa đựng những dấu tích của nền văn hóa Soi Nhụ cách đây 8.000 – 10.000 năm, một trong những nền văn hóa tiền sử của người Việt cổ trên vịnh Hạ Long. Các dấu tích khảo cổ của hang Tiên Ông được phát hiện bởi nhiều nhà khảo cổ học trong và ngoài nước qua các đợt khai quật và nghiên cứu. 

Khu trưng bày di vật tại cửa hang Tiên Ông
Khu trưng bày di vật tại cửa hang Tiên Ông

Năm 1938, nhà địa chất – khảo cổ học người Thụy Điển J.G Andersson đã đào 3 hố trong hang: một hố to rộng khoảng 30m2 gần giữa cửa hang; hai hố nhỏ rộng khoảng 2m2 mỗi hố, một hố sát bên trái hang và một hố gần hố to. Trong báo cáo của mình, Andersson không nói về sự thay đổi của các lớp đất mà chỉ giải thích nguyên nhân có trầm tích vỏ ốc nước ngọt. Ông cũng đã thu thập được nhiều hiện vật, nhưng phần lớn đã mang về Thuỵ Điển, chỉ để lại một bộ sưu tập nhỏ (khoảng 20 hiện vật) cho Bảo tàng Louis Finot. Niên đại chính xác của di tích cũng không thấy Andersson xác định trong báo cáo.

Năm 1997, Hà Hữu Nga, một nhà khảo cổ học đã ghi lại: “ Hang này nằm trên một hòn đảo đá giống như hang Đục trong bản vẽ của J.G Anderson… Điều thú vị và ấn tượng nhất ở hang này là có rất nhiều vỏ ốc nước ngọt Melania tích tụ lên tới hàng trăm m3. Tuy nhiên, điểm tiếc nuối và đặc trưng của loại di tích này là ít có các công cụ ghè đẽo. Tôi chỉ nhặt được 5 công cụ rất cổ xưa và sơ khai. Chúng được ghè đẽo qua quýt nên không xác định được dạng và kỹ thuật. Trong số đó có hai công cụ giống loại công cụ cuội Sơn Vi, được chia và ghè đẽo 2/3 viên cuội. Kỹ thuật ghè đẽo là ghè một mặt, kết hợp với bẻ cuội. Trong số các công cụ cuội có một viên kê. Các ốc nước ngọt thì to lớn, có thể là to nhất so với các tập hợp vỏ ốc nước ngọt ở các hang khác và đều bị phá phần đít”. Hà Hữu Nga đã đưa hang Tiên Ông vào danh sách 25 di tích khảo cổ của văn hóa Soi Nhụ.

Các nhà khảo cổ thuộc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đang khai quật một số điểm tại hang Tiên Ông vào năm 2007
Các nhà khảo cổ thuộc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đang khai quật một số điểm tại hang Tiên Ông vào năm 2007

Vào ngày 17-11-2007, các nhà khảo cổ thuộc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã khai quật một số điểm trong hang Tiên Ông sau khi đã khảo sát nhiều lần. Diện tích khai quật là 60m2. Họ đã thu được một số công cụ bằng đá như rìu, dao, các mảnh gốm, xương các loài động vật có vú… Các công cụ đá được ghè một hoặc hai mặt trên bề mặt công cụ và rất sơ khai. Ngoài ra, có rất nhiều trầm tích vỏ ốc nước ngọt (97%) gồm ốc núi (Cyclophorus) và ốc suối (Melania); phần còn lại là vỏ các loài nhuyễn thể nước mặn như hà, sò… Các báo cáo khoa học sau đó đã xác nhận rằng hang Tiên Ông là một trong những nơi ở và sinh hoạt của người Hạ Long cổ, cách đây khoảng 10.000-8.000 năm, tương ứng với di tích hang Soi Nhụ trên Vịnh Bái Tử Long, thuộc giai đoạn Văn hoá Hoà Bình – Bắc Sơn (sơ kỳ đá mới).

Sự có mặt của nhiều vỏ ốc nước ngọt là dấu vết của thức ăn của người Hạ Long cổ trong hang Tiên Ông. Điều này cho thấy vào khoảng 1 vạn năm trước, nơi đây vẫn là lục địa. Kết luận này của các nhà khảo cổ khớp với nghiên cứu của các nhà địa chất học về quá trình hình thành Vịnh Hạ Long. Người Hạ Long cổ ở hang Tiên Ông có đặc điểm chung và phương thức sống giống người Việt cổ giai đoạn sơ kỳ đá mới là hái lượm và săn bắn. Họ đã lợi dụng nguồn thức ăn tự nhiên từ sông, suối và bắt đầu khai thác các sản phẩm biển. Họ đã chọn hang Tiên Ông làm nơi ở tự nhiên cho mình.

Trên đây là tất cả thông tin về hang Tiên Ông, hi vòng bài viết đem lại thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu thuê tàu đi Vịnh Hạ Long để tới tham quan điểm du lịch này vui lòng liên hệ chúng tôi để biết thêm chi tiết

 

Bài viết liên quan

Tạm dừng cấp phép tàu từ 12:00 ngày 22/7/2024

Theo thông tin từ trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc Gia, hồi...

Điểu chỉnh giá vé tham quan Vịnh Lan Hạ

UBND TP. Hải Phòng vừa công bố điều chỉnh giá vé và các tuyến tham...

Giá vé và tàu tham quan Vịnh Lan Hạ – Cát Bà 2024

Vịnh Lan Hạ được mệnh danh là “hòn ngọc ẩn mình” của Cát Bà, từ...

LOVE IN THE BAY x GIAO LỘ THỜI GIAN #2

“Love in the Bay” là chuỗi sự kiện âm nhạc đặc biệt, diễn ra thường...

Concert Người Đang Yêu: Trung Quân Idol x Hiền Thục tại Hạ Long

Một concert lãng mạn diễn ra tại Ngọn Hải Đăng cao nhất Việt Nam ngay...

Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long tăng giá vé tham quan Vịnh Hạ Long

Theo thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/04/2024 của bộ tài chính và quyết định số...

Trả lời