Vườn quốc gia Bái Tử Long

Vườn quốc gia Bái Tử Long là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn và độc đáo tại Quảng Ninh. Nằm trong quần thể vịnh Bái Tử Long, vườn quốc gia này sở hữu cảnh quan biển đảo tuyệt đẹp, hệ sinh thái phong phú và đa dạng, cũng như nhiều hoạt động du lịch thú vị và bổ ích. Hãy cùng khám phá vườn quốc gia Bái Tử Long qua bài viết này nhé!

Vị trí vườn quốc gia Bái Tử Long

Vườn quốc gia Bái Tử Long có vùng lõi nằm trong địa giới hành chính của 3 xã thuộc huyện đảo Vân Đồn: Minh Châu, Vạn Yên và Hạ Long với khoảng 24.000 người sinh sống. Được thành lập vào ngày 1/6/2001 theo Quyết định số 85/200 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn. Có tổng diện tích tự nhiên là 157,83 km² (nếu tính cả vùng đệm thì là 260 km²), trong đó diện tích đảo nổi là 61,25 km², với hơn 80 hòn đảo, cù lao lớn, nhỏ và 96,58 km² là khu vực biển thủy sinh.  Địa chất khu vực này được tạo lên bới những đảo đất nằm xen kẽ với đảo đá như: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Nam, Sậu Động, Đông Ma, Hòn Chính, Lò Hố, Máng Hà Nam, Máng Hà Bắc, Di To, Chầy Cháy, Đá Ẩy… Đặc biệt trong đó có đảo Soi Nhụ với những di chỉ khảo cổ về dấu tích người Việt cổ có niên đại cách đây khoảng 14.000 năm. Không những thế nơi đây còn có những dãy núi đá vôi vây quanh những thung lũng rộng lớn tạo thành những tùng, áng, là môi trường sống phong phú của nhiều loại động thực vật khác nhau.

Vườn quốc gia Bái Tử Long
Vườn quốc gia Bái Tử Long
Theo thống kê của Viện Sinh thái &Tài nguyên sinh vật, Viện Tài nguyên & Môi trường biển và Viện nghiên cứu Hải sản cũng như  kết quả điều tra, giám sát đa dạng sinh học hằng năm tại vườn quốc giá, thì hiện tại vườn quốc gia Bái Tử Long có khoảng 2.212 loài sinh vật, trong đó có 992 loài sinh vật trên cạn, 1.220 loài sinh vật biển. Đặc biệt, có 108 loài động, thực vật được đưa vào sách đỏ của Việt Nam.
  • Thực vật có lát hoa, gội nếp, lá khôi…
  • Động vật có gấu, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi dài, nhím, rùa ba vạch, beo…
  • Động vật biển có cá heo, bào ngư, sá sùng, đặc biệt là 2 loài rùa biển là vích và đồi mồi…
  • Loài chim có Diều hâu Miến Điện, chim ưng Nhật Bản, diều hâu đen, chích chòe lửa, bìm bịp lớn, đớp ruồi Hải Nam…

Có thể thấy rằng các loài động, thực vật sinh sống trong khu vực vườn quốc gia Bái Tử Long là vô cùng phong phú, quý hiếm và có giá trị cao về bảo tồn nguồn gen. “Vì thế nơi đây được gọi là khu bảo tồn động vật hoang dã tự nhiên lớn nhất ở vùng Đông Bắc” Cùng nhờ vậy vào tháng 5/2017, vườn quốc gia Bái Tử Long đã vinh dự trở thành vườn quốc gia thứ 6 của Việt Nam và thứ 38 của ASEAN được Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN công nhận. Ông Roberto Oliva – Giám đốc Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN cho biết, Vườn quốc gia Bái Tử Long đã đáp ứng được 5 tiêu chí về tính toàn vẹn về sinh thái; tính đại diện; tính tự nhiên; tính độc đáo và các loài sinh cảnh quý, hiếm; tính hợp pháp.

Trong đó ấn tượng nhất phải nói tới những hệ sinh thái nơi đây, khi sơ hữu những đặc tính độc đáo nhất Đông Nam Á về cả mặt sinh thái, khoa học, đào tạo. Vườn Quốc gia Bái Tử Long cũng là trường hợp độc đáo trong các hệ thống Vườn quốc gia của Việt Nam cũng như trên thế giới khi có cả 3 kiểu sinh thái điển hình và còn khá nguyên vẹn: Rừng trên cạn, đất ngập nước và biển, với diện tích đủ lớn cho các khu hệ động, thực vật rừng – biển sinh sôi, phát triển.

Các hệ sinh thái tại vườn quốc gia Bái Tử Long

Vườn quốc gia Bái Tử Long là nơi có sự đa dạng sinh học với 6 hệ sinh thái chính: Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh trên đảo núi đất, rừng sinh thái, rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi, rừng ngập mặn, rạn san hô dưới biển, thảm cỏ biển và hệ sinh thái tùng áng trong lòng núi đá vôi. Sự đa dạng sinh học này được thể hiện qua 3 khía cạnh.

Hệ sinh thái vùng san hô
Hệ sinh thái vùng san hô tại Bái Tử Long được đánh giá là đa dạng bậc nhất thế giới

Khía cạnh đầu tiên là tính đại diện, đặc thù bao gồm các hệ sinh thái nêu trên. Tuy vậy, hệ sinh thái  rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới trên núi đất và hệ sinh thái suối nước ngọt trên đảo đất có thể xem là điểm khác biệt duy nhất với Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Ngoài ra, còn có các hệ sinh tái tùng, áng, hồ nước mặn trên đảo rất đặc thù chỉ có ở vùng vịnh Bái Tử Long – vịnh Hạ Long.

Khía cạnh thứ hai là tính toàn vẹn (đầy đủ) về sinh thái: Các hệ sinh thái ở đây tạo nên một tổ hợp sinh cảnh còn toàn vẹn cho cả khu vực. Đây là trường hợp độc đáo của hệ thống các Vườn quốc gia của Việt Nam cũng như trên thế giới, khi có các hệ sinh thái điển hình và còn khá nguyên vẹn. Đặc biệt là khi đặt Vườn quốc gia Bái Tử Long trong bối cảnh mà các hệ sinh thái toàn cầu đang đứng trước tình trạng bị phân mảnh và chia cắt nghiêm trọng.

Khía cạnh thứ ba là tính độc đáo: Tiêu biểu là đảo Trà Ngọ Lớn có cấu tạo địa chất khá đặc biệt, một thân đảo có 2 nền địa chất với nguồn gốc hình thành rất khác nhau. Phía Bắc đảo là “núi đất” trên nền đá lục nguyên chiếm gần 1/3 diện tích đảo (hơn 400ha). Phía Nam đảo là núi đá vôi, đặc trưng bởi địa hình Castơ có nhiều hang động và tùng áng (rộng hơn 1.100ha). Điểm giao thoa giữa hai hệ sinh thái núi đất và núi đá vôi này là các tùng, áng và tại tùng, áng này có hệ sinh thái rừng ngập mặn (áng Cái Lim). Đây là hệ sinh thái được các chuyên gia cao cấp của Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB) đánh giá là độc đáo nhất Đông Nam Á về cả mặt sinh thái, khoa học,giáo dục đào tạo.

Các điểm du lịch tại vườn quốc giâ Bái Tử Long

Để làm mới du lịch biển đảo, tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh khai thác du lịch khu vực Vịnh Bái Tử Long bằng cách đưa ra 3 tuyến du lịch biển được phép tham quan Trong đó có 1 tuyến đi qua các điểm tại khu vực vườn quốc gia Bái Tử Long đó là tuyến số 3

Các tuyến tham quan Vịnh Bái Tử Long
Các tuyến tham quan Vịnh Bái Tử Long

1. Đảo Cái Lim

Có vị trí nằm trong quần thể đảo Trà Ngọ Lớn, nơi đây có rất nhiều tiềm năng về cảnh quan nguyên sơ và các giá trị đa dạng sinh học quý giá. Điểm nhấn đầu tiên ở đây là khu rừng lim xanh tự nhiên với hàng trăm cây lim cổ thụ, nhiều cây một vòng tay người lớn ôm không xuể. Khu rừng lim này sẽ trở thành một điểm đến trong tour du lịch tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, với dự kiến sẽ có những đường trượt cát zipline giữa những cây to để du khách có thể khám phá rừng lim mà không xâm hại đến quần thể cây rừng tại đây.

Đảo Cái Lim
Đảo Cái Lim

Trên con đường mòn dẫn tới rừng ngập mặn tại Áng Cái Lim, hai bên đường là những bụi tre, trúc phát triển tự nhiên dày đặc. Ấn tượng nhất tại rừng ngập mặn nơi đây là những cây giá lâu niên với thân cành vươn cao, gốc cây nhiều nhánh to lớn với bộ rễ khỏe mạnh ăn lan ra cả một vùng rộng lớn xung quanh. Xen lẫn trong đó là những cây la rừng lớn không kém, một số thân cây là chỗ ký sinh lý tưởng của những loài lan tạo nên dáng vẻ vô cùng độc đáo. Khu rừng ngập mặn này có diện tích khoảng 200 ha, giúp du khách có thể thỏa sức khám phá. Tuy nhiên phải lựa những hôm nước cạn, còn khi nước triều dâng sẽ ngập ngang người gần như sẽ không thể di chuyển xa.

Băng qua khu rừng ngập mặn sẽ tới hang Dơi, đây là một hang cổ với diện tích khá rộng, có nhiều nhũ đá và những ngách nhỏ du khách phải cúi người khi di chuyển mới chui qua được. Trên nền hang có những đám vỏ ốc lớn là tàn tích do đám khỉ bắt về, đạp vỡ vỏ ốc để lấy ruột làm thức ăn.

Hang Dơi trên đảo Cái Lim
Hang Dơi trên đảo Cái Lim

Dọc đường đi du khách có thể tìm hiểu về nhiều loài thực vật độc đáo khác nhau như quần thể các loài phong lan tự nhiên, sống thành bụi lớn trên vách núi đá hay cây tắc kè đá với thủ thuật ngụy trang tinh vi. Nơi đây cũng khá phổ biến cây xuôi, vốn thường được người dân xã Minh Châu dùng để gói bánh gai để thắp hương tổ tiên vào ngày tết.

Cái Lim không chỉ có khu rừng lim quý, khu rừng ngập mặn lâu niên rộng lớn, hang dơi mà xung quanh còn có những điểm đến khác giàu tiềm năng để phát triển du lịch. Đối diện với trạm kiểm lâm Cái Lim là khu máng Hà, nơi đang được đề xuất làm điểm nghỉ đêm cho các tàu du lịch lưu trú trên vịnh Bái Tử Long và gần đó là bãi tắm Cái Lim thơ mộng nằm ven chân núi. Các điểm đến kể trên đã được Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đề xuất Ủy ban tỉnh Quảng Ninh công nhận đưa vào tuyến lưu trú 3 ngày 2 đêm trên vịnh Bái Tử Long trong thời gian tới.

Nằm trong khu vực vùng vịnh Bái Tử Long rộng lớn, đảo Cái Lim nói riêng và cũng như các khu vực khác của Vườn quốc gia Bái Tử Long có rất nhiều tiềm năng trong phát triển các loại hình du lịch sinh thái nhưng lâu nay vẫn như làng công chúa đang say ngủ. Trước đây nơi đây chỉ đón các đoàn khoa học về khảo sát, nghiên cứu là chủ yếu.

2. Hòn Thiên Nga

Đi trong khu vực của Vườn quốc gia, du khách sẽ được ngắm nhìn Hòn Thiên Nga tuyệt đẹp của tạo hoá, nằm trên vịnh Trà Thần (gần đảo Trà Ngọ Lớn) trên Vườn quốc gia Bái Tử Long. Hòn đảo là một khối đá tự nhiên được tạo thành từ ba tảng đá lớn, một tảng tạo thành cơ thể của một con thiên nga và hai tảng còn lại tạo thành cổ và đầu. Điểm cao nhất của Thiên Nga là khoảng 15 mét so với mực nước biển. Hòn Thiên Nga là một trong những hòn đảo nổi tiếng nhất ở Vịnh Bái Tử Long và khách du lịch thường thích dừng lại và chụp vài bức ảnh kỳ nghỉ của con thiên nga biển thanh lịch này khi đi ngang qua.

Hòn Thiên Nga nguyên trạng

3. Hang luồn Cái Đé

Hang Cái Đé là một trong những hang động lớn nhất ở Vịnh Bái Tử Long được khám phá. Hang có chiều dài từ 300 đến 400 m, chạy xuyên qua một dãy núi đá vôi, lòng hang có chỗ rộng nhất lên tới 50 m. Trên trần hang và hai bên thành hang có nhiều nhũ đá đa dạng về hình dạng và màu sắc, tạo ra những hình ảnh lạ mắt như thể tạo hoá muốn phô diễn về sự sáng tạo của mình. Hang có hai cửa, cửa ngoài nối với áng Cái Đé, cửa trong nối với thung Cái Đé, nơi có một hồ nước mặn giữa biển đảo đá vôi. Áng Cái Đé dài khoảng 500 m, khi nước biển dâng lên, trở thành một con kênh biển dài, nước trong vắt, xung quanh là rừng nguyên sinh xanh tươi. Tại đây du khách có thể trèo kayak, khám phá hang động, lặn biển.

Hang luồn Cái Đé
Hang luồn Cái Đé

Trả lời