Khám phá các làng chài trên vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một trong những di sản thiên nhiên thế giới nổi tiếng với hàng nghìn hòn đảo và hang động kỳ vĩ. Ngoài khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, vịnh Hạ Long còn có một nét đặc sắc khác là các làng chài trên biển, nơi sinh sống của nhiều cư dân trên biển và là điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương. Hãy cùng khám phá vẻ đẹp và văn hóa của các làng chài trên vịnh Hạ Long qua bài viết sau đây.

Giới thiệu về cư dân làng chài Vịnh Hạ Long

Hầu hết các làng chài trên vịnh Hạ Long là hệ thống làng nổi trên biển. Cuộc sống sinh hoạt của cả làng chỉ trên bè, trên thuyền. Trước kia các gia đình chủ yếu sinh sống trên thuyền, họ tập trung vào cái vụng, chòm nhỏ để tránh gió bão. Lâu dần thành làng, qua thời gian họ dựng những ngôi nhà nổi tạm bằng gỗ, tre, lá. Rồi sau này họ đã thay bè mái lá, vách gỗ bằng bè mái bằng, mái úp. Hiện đại hơn các gia đình có điều kiện đã lợp mái tôn, mái lá bộc lưới cũ lên chống gió. Dân cư của các làng chài trên vịnh Hạ Long chiếm 93 % là dân gốc từ dân làng Giang Võng và Trúc Võng và Hà Nam (Yên Hưng – Quảng Ninh); còn lại là 7% các hộ dân từ vùng khác đến sinh cơ lập nghiệp như, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Dương.

Cư dân làng chài không có ruộng đất trên bờ, sống nay đây mai đó. Bộ máy quản lý hành chính làng chài thủy cư truyền thống trên vịnh Hạ Long cũng không có gì khác so với làng nông nghiệp truyền thống Bắc Bộ, bao gồm hai thiết chế: kỳ mục và lý dịch. Có một điều khác biệt số người có phẩm hàm không nhiều do vậy hội đồng kỳ mục không phải là họ, mà chủ yếu là những người từng làm việc trong hội đồng chức dịch. Hội đồng lý dịch bao gồm các chức danh lý trưởng, phó lý cùng các chân giúp việc như xã đoàn, hộ lại, thủ quỹ, thư ký song không có trưởng bạ vì làng hầu hết như không có ruộng đất phải chịu thuế. Tuy nhiên điều khác biệt ở đây là tại các làng chài có đăng ký sổ thuyền. Mỗi gia đình có thuyền đều có một quyển sổ, sổ này ghi rõ họ tên chủ thuyền, những người trong gia đình, loại thuyền to hay nhỏ. Mỗi năm phải đổi sổ một lần vào cuối năm dương lịch. Nếu đăng ký thuyền mới thì phải nộp lệ phí. Lý trưởng phải có sổ theo dõi thuyền trong xã mình quản lý.

Do đặc thù cuộc sống mưu sinh nên các gia đình ngư dân thường lênh đênh nay đây mai đó, cứ chỗ nào nhiều cá thì họ giong thuyền tới đánh bắt trên biển. Cuộc sống các ngư dân đã có nhiều thay đổi từ khi vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, ngoài nghề đánh bắt truyền thống bà con ngư dân có điều kiện đa dạng hóa các loại hình kinh tế như nghề nuôi trồng thủy sản mà điển hình là nuôi cá lồng bè, nuôi hàu, nuôi tu hài, sò, ngán và một số loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ nhu cầu khách du lịch trong và ngoài nước. Thực tế chứng minh rằng hình thức nuôi trồng thủy hải sản, nuôi cá lồng bè đã mang lại hiệu quả cao, đem lại 80% tổng doanh thu của bà con.

Khác với cư dân trên đất liền, để thích nghi với môi trường biển đầy bất trắc và nguy hiểm, ngư dân làng chài trên vịnh Hạ Long đã quần tụ thành những xóm thuyền trong các chòm vụng xưa. Nơi lý tưởng được lựa chọn để neo đậu thường có mực nước nông, kín gió, bao bọc bởi các ngọn núi xung quanh. Thông thường có vài ba gia đình quần tự bên nhau, sự cấu kết này tạo nên sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong cộng đồng, đảm bảo an ninh trật tự, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, cảm thông chia sẻ về mặt tình cảm, tinh thần cũng như hỗ trợ nhau trong quá trình đánh bắt.

Với tính chất của nghề chài lưới, trước đây mỗi gia đình ngư dân đều có ít nhất một con thuyền vừa là công cụ sản xuất vừa là phương tiện đi lại đồng thời cũng là nhà ở, với mỗi hoạt động, người ta lại có cách bố trí, sử dụng con thuyền khác nhau. Khi đánh bắt cá, thuyền là phương tiện sản xuất, khi nghỉ ngơi sinh hoạt, con thuyền lại là mái nhà ấm cúng, thân thương. Sau này khi điều kiện xã hội phát triển, ngư dân làng chài có việc làm, tăng thêm thu nhập, đời sống sinh hoạt của bà con dần được cải thiện, ngoài việc các hộ gia đình có thuyền đi đánh bắt truyền thống họ đã xây dựng nhà bè kiên cố để ở, để nuôi trồng hải sản và kinh doanh hải sản. Đời sống văn hóa tinh thần có nhiều thay đổi đáng kể như các làng chài trên vịnh Hạ Long đã có Ti vi, máy nổ phát điển, có quán karaoke…khắp làng tưng bừng dưới ánh điện, tiếng đài, ti vi, tiếng hát trẻ em, thanh niên…Ngoài việc quan tâm đến cái ăn cái mặc, con tôm, con cá hàng ngày bà con nơi đây đã dần biết đến tình hình thời sự trong nước và quốc tế, các hoạt động văn hóa văn nghệ, đua thuyền, thi hát làn điệu dân ca truyền thống thường xuyên được tổ chức giữa các làng với nhau vào những dịp lễ hội đầu năm. Trẻ em được quan tâm, hầu hết các em trong độ tuổi đi học được tham gia lớp phổ cập giáo dục, xóa nạn mù chữ cho con em dân chài.

Các làng trài trên Vịnh Hạ Long hiện nay

Đã từng tồn tại 07 làng chài trên vịnh Hạ Long nhưng.hiện tại chỉ có 4 làng chài còn hoạt động và được bảo tồn là Ba Hang, Cống Đầm, Vung Viêng, Cửa Vạn. Còn các làng chài như Hoa Cương,  Ba Hầm, Cống Tàu hiện tại không còn nữa. Họ là ngư dân có xuất xứ, nguồn gốc khác nhau nhưng có những phong tục tập quán, đời sống văn hóa của ngư dân làng chài thủy cư có tính tương đồng, họ đều có chung nhu cầu cuộc sống và có cùng chung một nghề đánh bắt hải sản truyền thống.

1. Làng chài Cửa Vạn: Làng chài cổ xưa và nổi tiếng nhất ở Hạ Long

Làng chài Cửa Vạn nằm trên địa phận của xã Hùng Thắng, thuộc trung tâm TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, cách đất liền khoảng 20km. Làng chài này được bình chọn là một trong 16 ngôi làng đẹp nhất thế giới. Nơi đây có nhiều hoạt động thú vị như đi câu cá, chèo thuyền, xem diễn xướng, hát dân ca và khám phá hang Tiên Ông, Đầm câu cá, khu hồ Ba Hầm…

Làng chài cửa vạn
Làng chài cửa vạn

Làng chài Cửa Vạn là hậu duệ của hai làng chài lịch sử, Trúc Võng và Giang Võng. Đây là nơi sinh sống của 176 hộ đánh cá. Những ngôi nhà bè nổi trên mặt nước tạo nên một khung cảnh cổ kính và yên bình. Để tham quan làng chài Cửa Vạn, du khách có thể thuê một chiếc thuyền qua đêm, sau đó tự do khám phá bằng cách chèo thuyền nan hoặc thuyền kayak.

Du khách đến làng chài Cửa Vạn sẽ được đi câu cá, chèo thuyền và đi câu mực, kéo lưới về đêm. Đây là những hoạt động thú vị mà bạn không nên bỏ qua khi đến thăm làng chài Cửa Vạn. Nếu may mắn tới làng chài Cửa Vạn vào đúng dịp, du khách còn được xem diễn xướng, hát dân ca, hát chèo, hát ghẹo… Ngoài ra, nơi đây còn rất nhiều điều vô cùng thú vị như leo núi, khám phá hang Tiên Ông, Đầm câu cá, khu hồ Ba Hầm…

Xem thêm:  Làng chài Cửa Vạn

2. Làng chài Ba Hang: Làng chài có phong cảnh tuyệt đẹp và hoang sơ

Làng chài Ba Hang nằm dưới chân núi đảo Đầu Gỗ, gần với khu vực động Thiên Cung, làng chài Ba Hang có phong cảnh tuyệt đẹp và là nơi sinh sống của hơn 50 hộ dân đánh bắt và nuôi bè hải sản. Du khách đến làng chài Ba Hang sẽ được trải nghiệm cảm giác trở thành ngư dân thực thụ với các hoạt động chèo thuyền, thả lưới và thưởng thức hải sản tươi ngon.

Làng chài Ba Hang

Sở dĩ gọi là làng chài Ba Hang bởi khi thủy triều lên, nước trong hang sẽ đầy và có thể di chuyển bằng thuyền qua hang dễ dàng. Khi thủy triều xuống, ba hang động trong hang sẽ hiện ra và du khách có thể bắt đầu tham quan. Ở làng chài Ba Hang, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hữu tình mà còn được đi thuyền qua các đảo. Bên cạnh đó, du khách còn được trải nghiệm cảm giác trở thành ngư dân thực thụ với các hoạt động chèo thuyền, thả lưới và thưởng thức hải sản tươi ngon do chính tay mình đánh bắt.

Xem thêm:  Làng chài Ba Hang

3. Làng chài Vung Viêng: Làng chài có khung cảnh yên tĩnh và lãng mạn

Làng chài Vung Viêng nằm trong lòng vịnh Bái Tử Long, cách đất liền khoảng 24km. Với vị trí yên tĩnh và khung cảnh tuyệt đẹp, làng chài này là nơi yêu thích của nhiều du khách khi đến thăm di sản thế giới Hạ Long. Làng chài này từng là con đường giao thương của người Việt và người Hoa. Du khách đến làng chài Vung Viêng sẽ được khám phá Đảo Mặt Quỷ, khu vực Bảy Giếng, các khu rừng nguyên sinh ở đảo Vân Đồn và nhiều hang động nhỏ khác ở Vịnh Hạ Long.

Hang Cao biểu tượng cổng làng và nét đẹp hùng tráng
Hang Cao biểu tượng cổng làng và nét đẹp hùng tráng

Làng chài Vung Viêng có khoảng 50 hộ dân sinh sống bằng nghề nuôi trồng hải sản và du lịch sinh thái. Nơi đây có một trường học nhỏ cho các em nhỏ của làng chài. Du khách có thể tham gia các hoạt động như câu cá, bơi lội, chèo thuyền kayak và thưởng thức các món hải sản tươi sống. Ngoài ra, du khách còn có thể ghé thăm trung tâm bảo tồn san hô và biển để hiểu hơn về sự đa dạng sinh học của vùng biển này.

Xem thêm:  Làng chài Vung Viêng

4. Làng chài Cống Đầm: Làng chài có nhiều đảo nhỏ xung quanh

Làng chài Cống Đầm nằm ở phía Tây Nam của vịnh Bái Tử Long, cách đất liền khoảng 40km. Làng chài này là nơi sinh sống của hơn 120 hộ dân với hơn 600 người. Làng chài này có nhiều đảo nhỏ xung quanh, tạo nên một khung cảnh đẹp như tranh vẽ. Du khách đến làng chài Cống Đầm sẽ được tham gia các hoạt động như câu cá, bơi lội, chèo thuyền kayak và thưởng thức các món hải sản tươi sống.

Làng Chài Cống Đầm
Làng Chài Cống Đầm

Làng chài Cống Đầm có nhiều loại hải sản quý hiếm như sứa, cá mú, cá ngừ… Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều loại cây cối quý hiếm như cây dầu, cây gỗ lim… Du khách có thể khám phá các khu rừng ngập mặn và các khu rừng ven biển để chiêm ngưỡng sự phong phú của thiên nhiên.

Xem thêm:  Làng chài Cống Đầm

Các làng chài trên vịnh Hạ Long là những điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch tại Quảng Ninh. Nơi đây không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn có văn hóa và lịch sử đặc sắc của người dân trên biển. Đến với các làng chài trên vịnh Hạ Long, du khách sẽ được trải nghiệm những điều thú vị và ý nghĩa, gắn kết với thiên nhiên và con người nơi đây. Hãy lên kế hoạch cho chuyến du lịch của bạn và khám phá các làng chài trên vịnh Hạ Long ngay hôm nay.

Trả lời