Tiểu sử Trần Quốc Nghiễn
Trần quốc nghiễn là một tông thất hoàng gia Đại Việt thời nhà Trần, con trai của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và anh trai của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Ông được vua Trần Thánh Tông ban hôn với công chúa Thiên Thụy, con gái của vua Trần Nhân Tông . Tuy nhiên, mọi người phát hiện ra công chúa Thiên Thụy đã thông dâm với Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư từ trước. Vua Trần Thánh Tông sợ phật ý Quốc Tuấn, mới sai người đánh chết Khánh Dư ở Hồ Tây, nhưng lai dặn chớ đánh đau quá, để không đến nỗi chết. Ít lâu sau xuống chiếu đoạt hết quan tước, quân tịch thu tài sản không để lại cho một chút gì. Châu Chí Linh vốn là của riêng của Thượng tướng Trần Phó Duyệt, nên Khánh Dư mới giữ lại được. Khánh Dư lui về ở Chí Linh, làm nghề bán than.
Trong quyến Đại Việt Sử ký toàn thư chương thứ 6 có một giai thoại.: Một hôm Trần Quốc Tuấn vờ hỏi con là Hưng Vũ Vương: “Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?” Trần Quốc Nghiễn thưa: “Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ”. Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm ông đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Quốc Tảng thưa: “Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ” (với ý đồng thuận cho cha cướp ngôi vua, theo di chúc miệng của ông nội – An Sinh Vương Trần Liễu, người đã “nổi loạn” để giành ngôi vua nhưng bất thành), Trần Quốc Tuấn rút gươm kể tội: “Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra” và định giết Quốc Tảng. Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Trần Quốc Tuấn mới tha. Sau đó, ông dặn con trai cả: “Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng”.
Trần quốc nghiễn được xem như là một vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn, một người con tận hiếu, bề tôi tận trung. Mặc dù trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông (1258-1288) dấu ấn của ông không rõ nét như người em là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Nhưng trong trận chiến trên sông Bạch Đằng (Quảng Ninh) lần thứ ba năm 1288 không thể không nhắc đến công lao của ông. Khi đó ông cùng với cha và các tướng lĩnh nhà Trần đã đánh tan đội quân Nguyên – Mông dưới thời Hốt Tất Liệt, một trong những chiến công vĩ đại của lịch sử quân sự thế giới
Sau chiến thắng, ông được triều đình tiến phong làm Khai quốc công, sau đó là Hưng Vũ vương. Ông về vùng đất Chung Mỹ, huyện Thủy Đường, châu Đông Triều, phủ Tân Hưng để chiêu dân lập ấp. Ông mất ngày 24 tháng 4 âm lịch, không rõ năm nào.
Để ghi nhớ công lao dẹp giặc tại vùng Đông Bắc Tổ quốc, nhân dân Quảng Ninh đã lập một ngôi đền nhỏ dựng bên chân núi Bài Thơ, tên là đền Đức Ông, thuộc Cụm di tích núi Bài Thơ, phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long. Đền được xây vào khoảng cuối thế kỷ 13 và được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1993. Ngoài ra người em trai tức Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cũng được lập đền thờ tại Đền Cửa Ông thuộc thành phố Cẩm Phả ngày nay.
Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn là một di tích lịch sử, danh thắng cấp quốc gia thuộc phường Hồng Gai, TP Hạ Long. Theo sử sách, đền được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII để tưởng nhớ công lao của Đức ông Trần Quốc Nghiễn, con trai cả của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đền có tên chữ là Phúc Linh từ (Đền Phúc Linh), có kiến trúc kiểu chữ đinh gồm 3 gian bái đường và 1 gian hậu cung. Trong đền có nhiều đồ tế khí, nghi trượng, bát bửu… Đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, theo văn bia tại đền thì vào năm Quý Sửu (1913) các chủ thuyền đã phục dựng lại đền. Năm 2011, UBND thành phố Hạ Long đã mở rộng tổng diện tích xây dựng của Khu Di tích Đền Đức Ông lên 2.531,8m2 và năm 2013 tiếp tục điều chỉnh lên 2.689,8m2.

Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn có địa thế đẹp, nằm ở phía đông chân núi Bài Thơ. Đền xây dựng trên một nền đất cao giữa trung tâm thành phố với mặt tiền hướng ra Vịnh Hạ Long, được trang trí tùng, cúc, trúc, mai hóa rồng, trước của đền là cây đa cổ thụ ngày đêm tỏa bóng mát, đã minh chứng cho sự trường tồn của di tích…Dưới gốc đa còn tấm bia đề: “Trần triều Hưng Vũ Vương Đông Hải Đại Vương chứng giám” (Đông Hải Đại Vương Hưng Vũ Vương triều Trần chứng giám).Tại đây có một tấm bia khắc năm Quý Sửu (1913) có nội dung sau: “Xét thấy nơi đây (núi Bài Thơ)” sơn thủy hữu tình, đền đài tráng lệ, quả là nơi linh thiêng đệ nhất thiên hạ mà ai nấy đều phải tôn kính. Nay bọn chúng tôi (các chủ thuyền ) từ xa xôi ngàn dặm tới đây, vượt qua bao sóng gió nếu không nhờ vào sức phù trợ của Đại Vương thì làm sao được như thế. Nhưng vì ngôi đền cổ xưa bị gió dập, mưa vùi mà thấy bùi ngùi không nguôi. Tôi họp các bạn thuyền cùng đồng tâm hiệp lực xây dựng lại ngôi đền cổ để việc phục thờ được lâu dài…

Gần đền là núi Bài Thơ và chùa Long Tiên, là những điểm tham quan hấp dẫn khác cùng thuộc cụm Di tích Lịch sử văn hoá – Danh thắng, xếp hạng cấp Quốc gia năm 1992 của Quảng Ninh Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn không chỉ là nơi ngư dân dừng chân nghỉ ngơi mà còn là nơi lấy nước ngọt cho hành trình ra khơi. Bởi vì trong khuôn viên đền có một chiếc giếng cổ, nước giếng trong và ngọt mát dù nằm sát biển. Hiện nay tại đền vẫn còn lưu giữ được 2 tấm bia đá và 5 bức tượng cổ (có từ thế kỷ XIII) do một số chủ thuyền tạc dựng.
Lễ hội tại đền Đức ông
Lễ hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn là một sự kiện văn hóa tín ngưỡng được tổ chức hàng năm vào ngày 24/3 âm lịch (ngày mất của ông). Từ năm 2008, lễ hội được diễn ra vào dịp 29 và 30/4, gắn liền với Tuần du lịch Hạ Long. Lễ hội bao gồm hai phần: Phần lễ gồm các nghi thức như lễ rước Đức Ông, múa lân sư rồng, lễ cầu an, cúng phóng sinh… Phần hội gồm các hoạt động vui chơi, giải trí như các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ… Điểm nhấn của lễ hội là buổi tối có lễ rước đuốc thiêng và lễ phóng đăng trên biển. Đây là nghi thức mang ý nghĩa Đức Ông luôn chiếu sáng và mở mang trí tuệ cho con người. Ngoài ra, việc thả hoa đăng còn để cầu mong cho ngư dân và người sống ven biển được an lành, bình yên.

Lễ hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn là dịp để người dân tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc, giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ và quảng bá du lịch địa phương. Lễ hội cũng nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của quần thể di tích lịch sử quốc gia núi Bài Thơ, chùa Long Tiên và đền thờ Đức Ông.
Bài viết liên quan
Vé Show Mỹ Tâm tại Hạ Long: Liveshow My Soul 1981 mùa 2
Mới đây, Mỹ Tâm đã khiến khán giả không khỏi sửng sốt khi tuyên...
Th11
Tạp chí du lịch Mỹ Fodor’s Travel xếp vịnh Hạ Long vào danh sách “No list”
Vịnh Hạ Long, một di sản thiên nhiên quý giá của Việt Nam và thế...
Th11
Siêu xe chạy trên Vịnh Hạ Long
Một loại phương tiện có thiết kế giống như “siêu xe” sang trọng nhưng lại...
Th11
Vịnh Hạ Long của Việt Nam là một trong 51 điểm đến đẹp nhất thế giới
Vịnh Hạ Long của Việt Nam là một trong 51 điểm đến đẹp nhất thế...
Th11
Khám phá Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử (chùa Lân)
Chuyện kể ngày xưa động chùa Rồng Quả núi trông hình giống kỳ lân Đài...
Th11
Công viên rừng Hạ Long
Công viên rừng Hạ Long là một dự án du lịch sinh thái mang tính...
Th10