Review Núi Bài Thơ Hạ Long

Hạ Long, một thành phố huyền ảo và tuyệt vời của Việt Nam không chỉ nổi tiếng với Vịnh Hạ Long – một trong những di sản thiên nhiên của thế giới mà còn là nơi có nhiều di tích lịch sử và cảnh quan đẹp làm nên niềm tự hào của người dân Việt Nam nói chung và giá trị của người dân Hạ Long nói riêng. Trong số những di tích có giá trị và cảnh đẹp ấy, núi Bài Thơ được ví như “kính viễn vọng” trên vịnh của thành phố di sản này.

Những truyền thuyết và nguồn gốc tên gọi của núi Bài Thơ

Theo truyền thuyết dân gian, núi Bài Thơ và núi Mằn là một cặp không thể tách rời. Truyền thuyết ông khổng lồ gánh đá vá trời từ thủa khai sơn lập địa kể rằng: Khi vạn vật vùng này mới được kiến tạo, bầu trời còn thủng nhiều nơi, cái nắng như thiêu đốt, dân chúng cầu khẩn thần linh và đã được ứng nghiệm. Ông khổng lồ được cử xuống vá từng mảnh thủng của bầu trời. Từ những mắt rọt lớn, đá rơi ra vung vãi tạo thành hàng trăm nghìn hòn đảo lớn nhỏ trên vịnh. Gánh cuối cùng là khi đi qua vịnh Cửa Lục, vì nặng quá ông trở vai cho đỡ mỏi thì bổng nhiên đòn gánh gãy làm đôi, một bên quang gánh rơi về xã Xích Thổ tạo ra núi Mằn, một bên rơi về xã Hiệp Khẩu – Xã Hiệp Khẩu tổng Yên Mỹ xưa kia là nay là vùng đất gồm 4 phường Hồng Gai, Bạch Đằng, Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo. Tức là trung tâm của thành phố Hạ Long nơi có núi Bài Thơ sừng sững ngàn năm đứng đó. Vì mỗi bên quang gánh gãy làm đôi để tạc hình dáng núi, nên núi Bài Thơ và núi Mằn có hình hài giống nhau. Chúng không chỉ giống nhau về hình hài, mà theo các nhà nghiên cứu thì địa chất, địa mạo, hệ sinh thái động thực vật trên hai ngọn núi này cũng tương tự nhau. Nhìn từ xa hai ngọn núi đều cao vút hơn hẳn những ngọn núi xung quanh, tựa lưng vào không gian Cửa Lục. Nếu nhìn từ phía đông bắc, núi Bài Thơ như một người mẹ thiên nhiên ân cần bao dung, đang ôm ấp bé bỏng con yêu trên sóng nước Hạ Long. Như vậy thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố Hạ Long núi Bài Thơ và núi Mằn, chẳng những có cảnh sắc tuyệt đẹp mà còn là một dấu ấn văn hóa lịch sử tâm linh được lưu truyền dân gian, là biểu tượng của thành phố trẻ năng động, thông minh và hiện đại.

núi bài thơ

Tên cũ của núi Bài Thơ là Truyền Đăng, dân gian gọi là Rọi Đèn. Truyền tích dân gian kể rằng, xưa kia các thuyền câu cá của các bà con trải lưới quanh vùng, ban ngày đi làm ban đêm lại neo đậu tụ tập quanh đây. Họ buộc dây vào vách đá, những ngọn đèn dầu hắt ra từ thuyền trải đỏ quạnh như sao, trên đỉnh núi thì có ngọn đèn đêm báo lại cho thuyền bè đi lại đúng luồng lạch an toàn. Bởi thế dân gian mới gọi là núi Rọi Đèn. Ngoài ra còn có thuyết lý giải rằng, trước đây khi giặc Nguyên xâm lược trên sông Bạch Đằng, núi Bài Thơ là một trạm đồn trú quan trọng của dải đất biên thùy. Những người lính ở đây có nhiệm vụ đêm đêm treo ngọn đèn lồng trên đỉnh núi báo hiệu sự bình yên. Những khi có biến, người lính đốt đống lửa to (bằng phân chó Sói trộn với củi khô) để những cột khói bốc cao lên báo tin cho các trạm gác tiếp theo và các vùng lân cận.

Núi sở dĩ có tên là Bài Thơ xuất phát từ chuyến vi hành của vua Lê Thánh Tông khắc thơ vào núi đá từ năm 1468. Theo các nhà khoa học, vua Lê Thánh Tông đến An Bang đã sáng tác ba bài thơ gồm 2 bài chữ Hán và 1 bài chữ Nôm. Trong đó 2 bài chữ Hán, một được khắc ở núi Truyền Đăng, một được khắc ở núi Chích Trọ Hòn Đũa trên Vịnh Hạ Long. Đây có thể nói là một bản tuyên ngôn độc lập đanh thép, khẳng định tuyên ngôn chủ quyền biển đảo. Khẳng định cương vực lãnh thổ quốc gia mà triều đình phong kiến xưa đã đặt tại vùng biển trời đông bắc. Ngoài bài thơ của vua Lê Thánh Tông, trên vách núi phía đông nam còn có bài thơ họa của chúa Trịnh Cương năm 1729 và chùm bài thơ của một số danh nhân thời Nguyễn.

Theo nhà thơ Trần Nhuận Minh – nguyên chủ tịch Hội VHNT Quảng Ninh, thì núi Bài Thơ có một vinh dự rất hiếm có là mang tên những bài thơ và quả núi ấy là quả núi thơ. Nhưng nơi như này trên Việt Nam cũng chỉ có một – hai nơi mà thôi. Tại núi Bài Thơ có tổng cộng 12 bài thơ, nhưng chỉ có ba bài thơ có giá trị cao xứng đáng là những tuyệt tác. Bài thứ nhất là của vua Lê Thánh Tông, bài thơ thứ hai theo tôi là bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XVIII và tác giả là chúa An Đô Vương Trịnh Cương. Bài thứ ba là của Nguyễn Cẩn được viết vào năm 1910. Núi Bài Thơ thực chất chỉ là núi của ba bài thơ.

Núi Bài Thơ không chỉ là nơi chứa đựng những tuyệt tác thơ ca, mà còn là chứng nhân của những thời khắc lịch sử quan trọng của quân và dân vùng mỏ. Ngày 1/5/1930, người dân Hòn Gai vỡ òa khi nhìn thấy lá cờ đỏ búa liềm tung bay trên đỉnh núi Bài Thơ, biểu tượng cho chiến thắng của giai cấp công nhân trước ách thống trị của thực dân Pháp tại khu mỏ. Từ đó, lá cờ này vẫn trên đỉnh núi Bài Thơ như một niềm tự hào của dân tộc. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, núi Bài Thơ cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng không, truyền thông và y tế. Trạm gác phòng không, Trung tâm Điện chính (thuộc Bưu điện Quảng Ninh), hệ thống loa truyền thanh truyền trực tiếp mệnh lệnh chiến đấu của Hội đồng phòng không tỉnh Quảng Ninh đều được đặt tại núi Bài Thơ. Ngoài ra, một số hang động trong núi cũng được sử dụng để làm nơi sản xuất, cư trú, trạm cấp cứu, cửa hàng, lớp học và trụ sở của nhiều cơ quan, xí nghiệp trong thời kỳ đế quốc Mỹ đánh phá. Trong những thời kỳ vừa lao động vừa đánh giặc đó, núi Bài Thơ cũng là nơi có nhiều chiến công, tấm gương lao động quên mình vì mục tiêu độc lập, tự do của những người con khu mỏ.

 

Cờ đỏ sao vàng phấp phới trên núi Bài Thơ
Cờ đỏ sao vàng phấp phới trên núi Bài Thơ

Ngày nay, núi Bài Thơ đang chứng kiến cuộc sống bình yên cùng những đổi thay của thành phố Di sản. Dưới chân núi Bài Thơ là các di tích lịch sử văn hóa như Chùa Long Tiên, Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, Trung tâm văn hóa núi Bài Thơ… là những nơi người dân Hạ Long thường hay viếng thăm vào mỗi dịp đặc biệt như năm mới hay lễ hội… Đến thăm núi Bài Thơ, chắc chắn, mỗi chúng ta sẽ không chỉ thấy đây là một ngọn núi có cảnh quan hùng vĩ mà còn cảm nhận được “hồn” của một vùng đất có tâm hồn, có buồn vui, hạnh phúc…

Từ núi bài thơ du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Vịnh Hạ Long từ trên cao
theo Quyết định số 1140/QĐ/BT, ngày 31/8/1992, Cụm di tích núi Bài Thơ (Chùa Long TIên, Đền Đức Ông, Núi Bài Thơ) đã được Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng công nhận là Di tích lịch sử.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2017, do xảy ra sự cố cháy rừng và sạt lở đất đá, núi Bài Thơ đã bị đóng cửa và treo biển cấm để bảo vệ an toàn cho du khách và di tích. Theo thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh, vào ngày 18/5/2017, tại khu vực rừng phòng hộ thuộc khu di tích lịch sử – văn hóa Núi Bài Thơ đã xảy ra cháy rừng do người dân phóng hỏa. Vụ cháy đã thiêu rụi khoảng 2 ha rừng phòng hộ và gây sạt lở đất đá trên núi Bài Thơ. Để bảo vệ an toàn cho du khách và di tích, UBND thành phố Hạ Long đã quyết định tạm dừng hoạt động du lịch tại khu di tích Núi Bài Thơ từ ngày 19/5/2017. Cho đến tháng 2/2023 sau nhưng ý kiến của người dân, tỉnh Quảng Ninh xem xét và đưa ra các phương án cái tạo và phát triển tour du lịch núi Bài Thơ để đáp ứng thị hiếu của người dân.

Nội dung bài thơ trên núi bài thơ

1. Bài thơ của vua Lê Thánh Tông

Bài thơ trên núi Bài Thơ là bài thơ chữ Hán của vua Lê Thánh Tông khắc trên đá năm 1468 khi ông đưa quân đi tuần ở vùng biển Đông Bắc, dừng thuyền ở chân núi Truyền Đăng, phía giáp với Vịnh Hạ Long, để uống rượu ngâm thơ. Bài thơ này thường được gọi là “Ngự chế Thiên Nam động chủ đề” (Thiên Nam động chủ là tên hiệu của Lê Thánh Tông). Bài thơ này được khắc trên một vách đá khá phẳng, cách mặt đất chừng 2,5 m, gồm 56 chữ Hán, khắc liền một mạch, không phân câu như hiện nay chép lại. Trong 56 chữ trên có 21 chữ đã mờ hẳn, không thể đọc nổi, những chữ còn lại rất mờ. Trước phần thơ có phần lạc khoản (đề tựa) gồm 49 chữ, cũng bị phân hóa gần như hoàn toàn. May mắn, bài thơ trên có chép trong thư tịch cổ, nên đó chính là chỗ dựa của các nhà nghiên cứu.

Bài thơ của vua Lê Thánh Tông đề trên núi Bài Thơa.jpg
Bài thơ của vua Lê Thánh Tông đề trên núi Bài Thơ đã bị phấn hóa

Bài thơ này có ý nghĩa ca ngợi cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên, biểu hiện tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc của vua Lê Thánh Tông. Ông đã dẫn quân đi tuần ở vùng biển Đông Bắc để bảo vệ biên giới và an ninh quốc gia trước sự nguy hiểm của giặc Nguyên Mông. Ông cũng đã xây dựng một triều đại hùng mạnh và phồn vinh, được coi là “thời kỳ vàng son” của lịch sử Việt Nam. Bài thơ cũng thể hiện tài hoa và uy nghi của nhà vua, là một trong những kiệt tác của văn học Việt Nam. Ông đã sử dụng ngôn ngữ chữ Hán để viết thơ, theo phong cách thi ca Trung Quốc, nhưng lại mang đậm dấu ấn riêng của văn hoá Việt Nam. Ông đã miêu tả cảnh sắc thiên nhiên bằng những hình ảnh sinh động và giàu cảm xúc, như “phong hòa”, “cảnh lệ”, “hải bất dương ba”, “phiếm Hoàng Hải”, “tuần An Bang” … Bài thơ này đã đem lại tên gọi mới cho núi là núi Bài Thơ, vì nó là bài thơ duy nhất còn sót lại trên núi sau khi bài thơ của Trịnh Cương bị phá hủy.

Bài thơ của vua Lê Thánh Tông được phục chế
Bài thơ của vua Lê Thánh Tông được phục chế

Bài thơ được tạm dịch ý như sau: “Nước lớn mênh mông, trăm sông chầu vào/ Núi non la liệt, rải rác như quân cờ, vách đá liền trời/ Có tráng trí, nhưng lúc mới dựng nghiệp vẫn theo người, như quẻ Hàm hào cửu tam (đã định)/ Nay một tay mặc sức tung hoành, quyền uy như thần gió/ Phía bắc, bọn giặc giã như hùm beo đã dẹp yên/ Vùng biển phía Đông, khói chiến tranh đã tắt/ Muôn thuở trời Nam, non sông bền vững/ Bây giờ chính là lúc giảm việc võ, tu sửa việc văn”.

2. Bài thơ của chúa An Đô Vương Trịnh Cương

261 năm sau, vào năm 1729 chúa An Đô Vương Trịnh Cương, một nhà thơ có tiếng thời Lê – Trịnh, cũng đem quân đi tuần qua đây. Ông cho đóng quân đồn trú dưới chân núi Truyền Đăng. Đọc thấy bài thơ của vua Lê Thánh Tông, chúa Trịnh bèn họa lại bằng một bài thất ngôn bát cú, lấy theo vần “yên” của bài trước, dùng lại 4 chữ “thiên” “quyền” “yêu” “niên” trong bài của Lê Thánh Tông. Bài thơ có phần đề rằng: 

“Nay gặp buổi thái bình, thích nhân muôn việc dư nhàn nên cũng đi chơi làm phép, ta cưỡi binh thuyền ra tới bể đông trông thấy núi non như vẽ, bể lặng sóng trong. Quân thuỷ bộ đều mạnh mẽ như hổ, vang lừng như sấm, tinh thần ta khi ấy muốn sinh hứng thú bèn thuật theo vần thơ đề vách đá trước, làm ra bài thất ngôn lưu đề vách đá”.

3. Bài thơ của Lê Cản

Bài thơ của Nguyễn Cẩn trước đây nằm trên vách núi, thấp hơn so với các bài thơ của vua Lê Thánh Tông và chúa Trịnh Cương. Sau khi hoàn thành việc xây dựng Đền bài thơ cổ núi Bài Thơ, bài thơ này đã bị vùi sâu dưới đất do khu vực có bài thơ này được đổ đất tôn cao nền.

Bài thơ của Nguyễn Cẩn trên núi Bài Thơ
Bài thơ của Nguyễn Cẩn trên núi Bài Thơ

Bài thơ của Nguyễn Cẩn được khắc trên vách đá núi Bài Thơ vào năm 1910. Bài thơ phiên âm chữ Hán như sau: “Thánh Tông hoàng đế đề thi thạch/ Đông minh chi sơn cao bách xích/ Thiên phong, hải đảo nhật dạ kích/ Ngũ bách niên dư, tự do xích/ Họa xưng ngự bút ế hà nhân?/ Trịnh Vương vọng ý đồng bất dân/ Ngã lai bạt kiếm, nộ thả sân/ Hu ta hậu Lê chi quân thần”. (Dịch nghĩa như sau: Hoàng đế Thánh Tông đề thơ lên đá/ Núi ở bể Đông cao hàng trăm thước/ Gió trời, sóng biển ngày đêm vỗ vào/ Thế mà hơn 500 năm rồi chữ vẫn còn, chưa mất/ Họa lại, dám xưng là ngự bút; hừ ai đấy nhỉ/ Ý xấu của Trịnh Vương là muốn cùng trường tồn/ Ta đến ta rút kiếm phẫn nộ và căm tức/ Than thay cho vua tôi nhà hậu Lê).

Hướng dân leo núi bài thơ

Bạn có thể tìm thấy lối vào trên Google maps, chỉ cần gõ vào ‘Lối vào Núi Bài Thơ‘. Nếu bạn đến bằng taxi, hãy nói với tài xế đi núi Bài Thơ – họ sẽ biết và thả bạn xuống ngay đầu ngõ. Nếu bạn đến bằng xe máy, chỉ cần đi theo vị trí bản đồ của Google. Cổng vào nằm trên phố “Hàng Nổi”, ngay sau phố “Lê Thánh Tông”. Có rất nhiều không gian để đỗ xe máy của bạn trên đường phố. Trước kia lối vào núi Bài Thơ rất dễ đi qua và hoàn toàn bỏ lỡ! Đó là một ô cửa nhỏ giữa các cửa hàng. Tuy nhiên hiện tại trước lối vào có biển báo lớn cấm leo núi nên nếu bạn nhìn thấy tấm biển này tức là bạn đã đến đúng chỗ

nui bai tho
 
Khi bạn đi vào bên trong hành lang hẹp và thiếu ánh sáng, bạn sẽ thực sự cảm thấy như đó là một nơi mà bạn không nên đến. Nhưng cứ tiếp tục đi, đi lên vài bậc thang, đi qua lũ chó, và bạn sẽ thấy một ngôi nhà ở cuối. Thường thì có bà chủ đang ngồi trong nhà và cửa trước của bà để mở. Đôi khi bà ấy thậm chí sẽ đi xuống cầu thang để xem ai ở đó khi nghe thấy tiếng sủa. Thường thì người chủ sẽ nói với bạn rằng việc lối leo đã đóng cửa.

Tuy nhiên, nếu bà ấy nghĩ rằng bạn sẽ có thể vượt qua các chướng ngại vật trên đường đi, bà ấy sẽ cho bạn đi qua sân sau nơi có lối leo và bạn sẽ cần mất một khoản phí nhỏ cho bà. Trả cho bà  một vài đô la (50.000 đồng/người) nếu bạn là tay, còn người Việt thì tùy mức độ.  Đó là một cái giá nhỏ phải trả, vì vậy xin đừng tranh cãi với bà ấy. Bạn sẽ đi qua một số chuồng chó ở sân sau để đến cầu thang nới có đường để leo lên đỉnh núi. Thường thì một trong những con chó sẽ đi bộ một chút với bạn.

Để đến được núi Bài Thơ du khách phải băng qua khu vực nhà dan
Để đến được núi Bài Thơ du khách phải băng qua khu vực nhà dan

Đây là phần khó nhất của việc leo núi. Khi bạn đã đi qua nhà của người chủ bạn sẽ leo lên một số bậc thang rồi đến một cánh cổng kim loại đã bị khóa. Trước đây, bạn chỉ có thể trèo qua cổng và hàng rào để vượt qua. Tuy nhiên, bây giờ nó được bao phủ hoàn toàn bằng dây thép gai cao 2-3 mét và không thể vượt qua được. Vì vậy, bạn sẽ cần phải thực sự leo lên những tảng đá bên phải cổng khoảng 3 mét để vượt qua hàng rào. Sau đó, bạn cần chui xuống bên dưới một cái lỗ đã được  khoét ra khỏi hàng rào. Cái lỗ đủ lớn để một người cao có thể chui qua, vì vậy miễn là bạn có thể leo lên những tảng đá thì bạn có thể chui qua được.

Phần còn lại của cuộc leo núi không quá tệ vì nó chủ yếu là cầu thang nên khá dễ đi theo. Tuy nhiên, nó hơi vất vả nên bạn có thể phải dừng lại một vài lần và uống một ngụm nước. Bạn có thể tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp của Vịnh Hạ Long trong suốt quãng đường đi bộ, vì vậy đây là lý do chính đáng để bạn dừng lại Tuy nhiên, phần cuối cùng của chuyến đi bộ rất khó khăn khi các bậc thang biến mất và bạn cần phải trèo lên những tảng đá lớn.  

Du khách phải leo qua nhưng tảng đá để đi tiếp
Du khách phải leo qua nhưng tảng đá để đi tiếp
Có 2 địa điểm chính để mọi người chụp ảnh: trên một trong những tảng đá lớn trên đỉnh, hoặc trên mái nhà màu xanh lá cây của nhà kho bỏ hoang. Bạn cần trèo qua một vài tảng đá lớn để lên mái nhà xanh hoặc tảng đá lớn nhưng không quá khó. Bạn cần trèo qua một vài tảng đá lớn để lên mái nhà xanh hoặc tảng đá lớn nhưng không quá khó. Từ đây, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long với những hình ảnh đẹp như tranh vẽ. Bạn cũng có thể thấy được các bài thơ chữ Hán khắc trên vách núi của các vị vua chúa và thi nhân. Bạn có thể chụp ảnh, quay video, hoặc chỉ đơn giản là ngồi thư giãn và hít thở không khí trong lành. Bạn nên mang theo một chiếc áo khoác hoặc một chiếc khăn để che nắng hoặc giữ ấm, vì trên đỉnh núi có thể rất nóng hoặc lạnh tùy vào thời tiết. Bạn cũng nên mang theo một ít đồ ăn nhẹ và nước uống, vì trên đỉnh núi không có dịch vụ nào.
Bia đá trên đỉnh núi Bài Thơ
Bia đá trên đỉnh núi Bài Thơ
Dê rừng gây kinh ngạc cho du khách trên đường lên đỉnh núi
Dê rừng gây kinh ngạc cho du khách trên đường lên đỉnh núi
Toàn cảnh Hạ Long nhìn từ đỉnh núi Bài Thơ
Toàn cảnh Hạ Long nhìn từ đỉnh núi Bài Thơ
Nếu bạn muốn có một trải nghiệm khác biệt hơn, bạn có thể mang theo một chiếc đèn pin và leo lên núi vào ban đêm. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng ánh sáng lung linh của thành phố Hạ Long và vịnh Hạ Long dưới ánh trăng. Bạn cũng sẽ có cơ hội ngắm sao và tận hưởng sự yên tĩnh và bình yên của núi Bài Thơ. Tuy nhiên, bạn cần phải cẩn thận hơn khi leo lên núi vào ban đêm, vì có thể gặp phải các con vật hoang dã hoặc các nguy hiểm tiềm tàng khác. Bạn cũng nên mang theo một người bạn để có sự an toàn và hỗ trợ khi cần thiết.

Trả lời