Đền Cửa Ông: Di tích lịch sử 700 năm tuổi ở Quảng Ninh

Đền Cửa Ông là một trong những di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh, nơi thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật thời nhà Trần. Đền còn là địa điểm tổ chức Lễ hội đền Cửa Ông hằng năm, thu hút hàng ngàn du khách và người dân tham gia. Hãy cùng khám phá đền Cửa Ông qua bài viết sau đây.

Giới thiệu chung về đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông hay còn được gọi là Đền Cửa Suốt do vị trí nằm cạnh cửa biển có tên là Cửa Suốt, tọa lạc trên khu đồi 9A, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền cách trung tâm thành phố Hạ Long 40 km về phía Đông Bắc. Đền Cửa Ông có thế “Tọa sơn hướng hải”, hội tụ được các lợi thế về phong thủy: tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, trước mặt có Minh Đường, sau lưng có Huyền Vũ (là thung lũng trù phú nơi tụ cư của dân cư đông đúc, xa hơn là dãy núi chạy dài đến Mông Dương làm thế dựa vững chắc).
 
Địa thế đền Cửa Ông
Địa thế đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông được khởi công xây dựng cách đây khoảng 700 năm, vào thời nhà Trần. Ban đầu, nơi đây chỉ có Miếu Hoàng Tiết chế – Miếu được xây dựng để thờ vị anh hùng dân tộc Hoàng Cần, người đã có công đánh tan giặc biển răng trắng mỏ vàng vào thời nhà Trần. Hoàng Cần được các triều vua trao tặng danh hiệu Khâm sai Đông Đạo Tiết Chế, một chức vụ quan trọng trong nội chính và ngoại giao. 

Sang đầu thế kỷ XX, người ta nâng cấp Miếu Hoàng Tiết chế thành Đền Cửa Ông, từ đó người ta thờ Đức ông đệ tam tức Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng làm thần chủ nơi đây. Ông là con trai thứ ba của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa. Ông được coi là danh tướng xuất sắc nhất của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Ông có công trấn giữ Hải Ninh – An Bang (nay thuộc Quảng Ninh) và giúp quân dân Việt Nam giành chiến thắng trong các trận chiến như Bạch Đằng, Vạn Kiếp…

Ngoài Trần Quốc Tảng và Hoàng Cần, đền Cửa Ông còn thờ các nhân vật khác như Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Hưng Đạo, Bà Chúa Thượng Ngàn… Cuối năm 2017, đền Cửa Ông được Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.

Các công trình kiến trúc trong khuôn viên đền Cửa Ông

Đền có ba khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, ngoài ra còn có miếu Hoàng Tiết chế, miếu Bà Chúa Thượng Ngàn và các công trình phụ trợ. Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, Đại đội tự vệ Nhà sàng Cửa Ông đã bảo vệ khu vực này bằng cách xây dựng hầm chỉ huy và trận địa pháo cao xạ 37 ly trên một quả đồi cao 35m, liền kề đền Hạ. Do đó khu vực Đền Trung và đền Hạ đã bị máy bay Mỹ ném bom phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại đền Thượng. Đến đầu thế kỉ XX, thời kì Pháp thuộc, với kĩ thuật xây dựng hiện đại và dân cư tăng lên, đền Cửa Ông đã được xây lại bằng gạch ngói kiên cố hơn.

Sau chiến đền Hạ và Đền Thượng được phục dựng lại. Từ 2015 – 2017 thành phố Cẩm Phả đã triển khai các hạng mục trong quy hoạch chi tiết di tích đền Của Ông với mức đầu tư gần 800 tỷ đồng, trong đó có việc phục dựng lại đền Trung có vị trí tại chân đền Thượng có mặt hướng ra vịnh Bái Tử Long. Từ đó hình thành cụm di tích với 3 ngôi đền Hạ – Trung – Thượng với độ cao tăng dần từ đông sang tây.

1. Đền Thượng

Đền Thượng là nơi thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng – con trai của vua Trần Thái Tông và em ruột của vua Trần Thánh Tông. Ông là danh tướng xuất sắc nhất của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Ông có công trấn giữ Hải Ninh – An Bang (nay thuộc Quảng Ninh) và giúp quân dân Việt Nam giành chiến thắng trong các trận chiến như Bạch Đằng, Vạn Kiếp… Ngoài ra, đền còn thờ gia quyến, cận thần của đại vương Trần Quốc.

Đền Thượng nằm ở vị trí cao nhất trong khuôn viên đền Cửa Ông, xây hình chữ Công với ba gian bái đường. Bên trong đền có hơn 30 pho tượng lớn nhỏ được bố trí thành 10 hàng ngang, trong đó đã xác định rõ 23 pho tượng nhân thần có danh tính. Bên trái đền Thượng (nhìn từ dưới lên) là đền Quan Châu, nhà sắp lễ và hóa sớ. Bên phải là một ngôi chùa, thờ Thích Ca Mâu Ni cùng các chức sắc nhà Phật và thiên đình. Đặc biệt ở ngôi chùa này có thờ Tuệ Trung Thượng sĩ. Phía sau đền Thượng là lăng Trần Quốc Tảng.

 
Đền thượng Cửa Ông
Đền thượng Cửa Ông

2. Đền Trung

Khu vực đền Trung thờ Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cần. Ngoài ra còn thờ Sơn Thần, Thủy Thần vì đền nằm trên dãy núi Cẩm Sơn với phía trước là Biển Đông. Người dân ở vị trí cửa biển cũng như tàu bè qua lại đều mong sự phù trợ của các vị Sơn Thần, Thủy Thần.
 
Đền Trung – nối giữa Đền Thượng và Đền Hạ
Đền Trung – nối giữa Đền Thượng và Đền Hạ

3. Đền Hạ

Đền Hạ là một phần của quần thể đền Cửa Ông, nằm ở vị trí thấp nhất trên ngọn đồi nhìn ra vịnh Bái Tử Long. Đền Hạ được xây dựng lại sau chiến tranh trên nền cũ, có kết cấu chữ Nhị với sáu gian chia làm hai phần: bái đường và hậu cung. Cổng đền có chữ “Bồng lai tiên cảnh” tượng trưng cho nơi an nhiên của các vị thần. Đền Hạ là nơi thờ phủ đạo Mẫu, trong đó có Trung Thiên Long Mẫu – một vị thủy thần quan trọng. Ngoài ra, đền còn thờ Vân Hương Thánh Mẫu, các mẫu Thượng Thiên, Thượng Ngàn, Thoải và các ông Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười. Bên cạnh đền Thượng, cũng có các đền quan như Tuần Tranh, Chánh, Giám sát]. Đền Hạ còn giữ được nhiều di vật quý giá như đạo sắc phong phụng và tôn thần của vua Khải Bình
 
Đền Hạ nơi thờ Mẫu tọa lạc dưới bóng đa cổ kính
Đền Hạ nơi thờ Mẫu tọa lạc dưới bóng đa cổ kính

Lễ hội đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông không chỉ là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia đặc biệt mà còn là điểm đến du lịch văn hóa tâm linh nổi bật, thu hút hàng trăm vạn lượt khách hàng năm. Đền Cửa Ông cũng là một Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận vào năm 2016. Tại đây có 2 lễ hội chính diên ra vào các ngày 3, 4/2 và ngày 3, 4/8 Âm lịch hàng năm.

Lễ hội tháng 2 tại đền Cửa Ông là một sự kiện văn hóa truyền thống của người dân Quảng Ninh, diễn ra vào hai ngày 3 và 4 tháng 2 âm lịch hàng năm chẵn. Đây là dịp để tri ân Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, con trai của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, và các anh hùng nhà Trần khác đã có công bảo vệ biên giới Đông Bắc khỏi giặc ngoại xâm. Lễ hội gồm hai phần: phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ bao gồm lễ khai mạc, lễ rước kiệu Đức Ông từ đền Thượng xuống khu an ngự và Tượng Đài của Người, nơi cử hành các nghi lễ dâng hương, dâng hoa và tái hiện thần tích của Đức Ông. Sau đó rước kiệu Đức Ông trở lại đền Thượng. Phần Hội bao gồm nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, dân gian như: thi Cờ người, cờ bỏi, tổ tôm điếm, đua thuyền, đẩy gậy, kéo co, đập niêu, đánh trống, dâng soạn lễ, chọi gà, chưng bầy ảnh nghệ thuật cùng quán thơ và biểu diễn nghệ thuật chèo tái hiện thần tích của Đức Ông.
 
 
Lễ hội tháng 8 tại đền Cửa Ông  diễn ra vào hai ngày 3 và 4 tháng 2 âm lịch hàng năm gồm hai phần chính: phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ bắt đầu từ 7h đến 7h30 ngày 27/8 với Lễ xin mở hội tại Đền Thượng. Ngày 28/8, từ 6h đến 6h30, có Lễ dâng hương xin rước Đức Ông và các nhân thần từ Đền Thượng xuống khu an ngự. Đây là Lễ hội chính của lễ hội, diễn ra từ 6h30 đến 8h30. Chiều cùng ngày, từ 14h đến 17h30, có Lễ tế tại khu an ngự. Phần Hội có nhiều hoạt động văn nghệ và dân gian, như: chương trình nghệ thuật “Về miền đất thiêng” do Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và các nghệ sĩ vùng mỏ trình diễn từ 20h đến 22h ngày 28/8; các trò chơi dân gian từ 14h ngày 28/8 đến 29/8. Lễ rã hội được tổ chức vào 17 giờ ngày 30/8 tại Đền Thượng.

Các lưu ý khi tới đền Cửa Ông

Lễ hội đền cửa ông

  • Đền Cửa Ông có giờ mở cửa đón du khách tham quan, tìm hiểu, chiêm bái từ 08:00 – 17:00. Lịch hoạt động di tích tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật bao gồm cả các ngày nghỉ lễ, tết.
  • Ăn mặc lịch sự, gọn gàng, không ăn mặc hở hang, loè loẹt, phản cảm tránh làm ô uế chốn tâm linh
  • Đi đứng nhẹ nhàng, nói chuyện nhỏ nhẹ, tắt điện thoại khi lễ
  • Lượng khách đến đây khá đông, đặc biệt trong các ngày lễ nên cần hạn chế việc đốt vàng mã
  • Khi đi lễ chùa, bạn cần mặc đồ trang trọng, phù hợp với thuần phong mĩ tục chốn linh thiêng

Nếu bạn muốn ghé thăm di tích lịch sử Đền Cửa Ông, bạn nên chọn thời gian phù hợp với mục đích của mình. Bạn có thể đến vào bất kỳ ngày nào trong năm để chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc đẹp mắt và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng của người dân nơi đây. Bạn cũng có thể đến vào dịp Lễ hội đền Cửa Ông để tham gia các hoạt động vui nhộn và giao lưu với bà con địa phương.

Đền Cửa Ông là một di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của Quảng Ninh nói riêng và của cả nước nói chung. Ngôi đền không chỉ là nơi thờ phụng những anh hùng dân tộc mà còn là nơi gìn giữ và phát ahuy những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đến thăm đền Cửa Ông, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn được tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng của người dân nơi đây. Đây là một điểm đến thú vị và ý nghĩa cho những ai yêu thích du lịch tâm linh và khám phá.

Trả lời