Chùa Yên Tử Quảng Ninh – “Kinh đô” phất giáo của Việt Nam

Không biết tự bao giờ nhưng trong dân gian có câu “Trăm năm tích đức tu hành, chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu”. Vậy tại chùa Yên Tử nằm ở đâu và tại sao lại có câu nói như vậy? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới du khách những điều cần biết và những dịch vụ tại Chùa Yên Tử.

Chùa Yên Tử nằm ở đâu?

Chùa Yên Tử hay đền Yên Tử thường được người dân gọi tắt cho khu di tích thắng cảnh đông Yên Tử, có vị trí thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một quần thể bao gồm rất nhiều các chùa Am, tháp trải dài từ chân núi tới đỉnh thiêng Yên Tử, một số công trình tiêu biểu như chùa Trình, chua Giải Oan, chùa Một Mái, chùa Hoa Yên, chùa Lân, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu và trên cùng là chùa Đồng. Khác với lại chùa Bái Đính (Ninh Bình) hay chùa Tam Trúc (Hà Nam), đây đều là những ngôi chùa lớn với những bức tượng khủng lồ với những kỷ lục thì chùa Yên Tử lại mang đến một nét đẹp của sự cổ kính, nguồn cội, không khí trong lành của núi rừng kết hợp với sự linh thiêng nơi đất phật

Chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử được biết đến như một ngôi chùa thiêng trong tâm thức của các thế hệ người dân Việt Nam, được xem như là kinh đô của phật giáo Việt Nam. Đây là nơi mà Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành, giác ngộ Phật và sáng lập ra dòng thiền phái Trúc Lâm mang bản sắc Việt, tạo nền tảng cho Phật giáo quốc gia và tinh thần dân tộc phát triển rực rỡ cho đến nay.

Lịch sử hình thành chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử có lịch sử hơn 700 năm tuổi, gắn liền với tên tuổi của Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308), vị vua từng lãnh đạo quân dân thời Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên – Mông. Sau khi truyền ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông đã rời cung điện để tìm đến cõi Phật. Ông đã lựa chọn núi Yên Tử làm nơi tu hành và giảng đạo cho tăng ni và bách tính. Tại đây ông đã thành lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một dòng Phật giáo đặc trưng ở Việt Nam, kết hợp giữa Thiền tông và Tịnh độ tông, với tinh thần “thiền trong cõi trần, cõi trần trong thiền”.

Trần Nhân Tông
Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Sau khi phật hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, đến thời Pháp Loa, ngài cho xây dựng các chùa mới như: Vân Yên (Hoa Yên), Vân Tiêu, Giải Oan, Long Động, lăng Quy Đức với tháp Huệ Quang. Đây là thời kỳ xây dựng nhiều công trình kiến trúc với quy mô lớn. Cuối thời Trần, triều chính suy vi, Nho giáo độc tôn, lấn át vị trí của đạo Phật, thêm vào đó, giặc Minh xâm lược nước ta, thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc, hàng loạt công trình kiến trúc nguy nga lộng lẫy của Yên Tử bị phá bỏ hoàn toàn. 

Vào thế kỉ XVIII dưới thời vua Lê, chúa Trịnh thiền phái trúc lâm được phục hồi và chùa Yên Tử được trung tù lại. Đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông các chùa, am, tháp được trung tu lại khang trang, đẹp đẽ. Trong thời kỳ này Yên Tử có ảnh hưởng phần nào bời Thiền Phái Trúc Lâm Tế ở Trung Quốc vì tại đây các nhà khảo cổ phát hiện chứng tích là tháp đá cổ có khắc chữ: “Lâm Tế chân truyền phù lãng phái”. Đến thời Nguyễn, dòng thiền Trúc Lâm và chùa Yên Tử suy tàn, các công trình đổ nát.

Các công trình tiêu biều và trải nghiệm chinh phục Chùa Yên Tử

Xưa kia, đường lên núi Yên Tử, lên đỉnh Phù Vân huyền thoại, chỉ có một cách duy nhất là theo đường đi bộ, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. Còn bây giờ, du khách có thêm một sự lựa chọn đó là đi theo đường cáp treo, tại khu vực công tam quan du khách có thể mua vé với combo là 300.000 vnđ/người (cả đi cả về). TUyến đường cáp treo này có quãng đường trên 1km, du khách có thể ngắm cảnh núi rừng Yên trong chuyến đi. Sau đó lại tiếp tục đi bộ đến thăm các điểm khác trong khu vực thắng cảnh. Tuy thế, rất nhiều người vẫn chọn con đường du lịch truyền thống để thăm toàn tuyến du lịch vì họ có thể chậm rãi thăm thú tất cả những gì mà thiên nhiên đất trời tạo lập nơi đây. Đó là con đường dài trên 6km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, rất chắc chắn và rất thuận tiện cho dù độ dốc khá lớn. 

1. Làng nương 

Nằm ngay dưới chân núi Yên Tử là làng Nương, tương truyền rằng khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng về Yên Tử tu hành, nhiều phi tần đã đi theo Ngài. Khi đến suối Giải Oan, vua đã truyền chiếu chỉ cho các phi tần về quê, nhưng nhiều người vẫn trụ lại dưới chân núi để sinh sống, lập nên làng Nương. Từ truyền thuyết này, làng Nương được tái hiện lại trên những ngôi nhà và dãy phố mang phong cách xóm làng thời nhà Trần với đường nét kiến trúc cổ xưa. Những ngôi nhà hướng ra thiên nhiên nơi suối gặp rừng với những tiếng chảy róc rách, tiếng chim hót như một bản thiền ca của tạo vật.

Khu vực Làng Nương Yên Tử
Khu vực Làng Nương Yên Tử

Các ngôi nhà được xây dựng bằng tường gạch đất nung và bằng đất kết hợp với hệ thống cổng, cửa bằng gỗ lim. Điểm nhấn của làng Nương là ngôi đình nằm ở trung tâm cao 2 tầng là nơi tổ chức hát chèo, hát xẩm, quan họ phục vụ du khách.

2. Suối Giải Oan và Chùa Giải Oan

Từ khu vực làng nương đi tiếp du khách sẽ tới được Suối Giải Oan và Chùa Giải Oan. Nếu du khách đi cáp treo thì sẽ không được vào khu này. Suối Giải Oan bắt nguồn từ một  câu chuyện bi thương về 100 cung nữ đã quyên sinh tại đây vì không được theo vua. Tục truyền rằng,  sau khi hai lần chiến thắng quân Nguyên – Mông, vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng về tu tại Yên Tử và lập ra thiền phái Trúc Lâm, biến nơi đây trở thành kinh đô của Phật giáo của Đại Việt. Vì không muốn vua cha ở lại Yên Tử, vua Trần Anh Tông đã sai các phi tần và cung nữ đến can ngăn mong ngài trở về. Tuy nhiên Trần Nhân Tông vẫn một mực theo đạo và khuyên mọi người trở về, để tỏ lòng tận trung với vua thì một số cung nữ đã nhảy xuống dòng sông để quyên sinh. Vua Trần vì xót thương số phận của họ nên đã lập lập đền làm lễ siêu độ. Dòng suối từ đó được đổi tên thành Suối Giải Oan, còn nơi vua Trần cúng giải oan cho các cung nữ được lập thành chùa và có tên là Chùa Giải Oan. Sau nhiều thế kỳ trôi qua chùa Giải Oan bị tàn phá và đến nay đã được xây lại và mở rộng nhưng vẫn được xây trên nền móng cũ. Ngoài ra còn một điểm hết sức đặc biệt nữa là trong hệ thống chùa trên Yên Tử thì Chùa Giải Oan là chùa duy nhất có nhà thờ Mẫu.

Khu vực suối Giải Oan Yên Tử
Khu vực suối Giải Oan Yên Tử

3. Vườn tháp tổ

Ngay sau chùa Giải Oan, đi lên chừng 400m, rẽ trái khoảng 50m, đến am Lò Rèn. Tương truyền từ thời Phật hoàng Trần Nhân Tông về Yên Tử, ngài dựng am để rèn dụng cụ lao động cho các chùa và nhân dân quanh vùng. Qua am Lò Rèn, du khách sẽ gặp khu vườn tháp tổ đồ sộ. Hiện tại khu vực này có 64 tòa tháp, trong đó có 40 tháp mới được trùng tu tôn tạo lại trong năm 2002. Nổi bật nhất tại đây chính là Huệ Quang Kim Tháp, đây chính là nơi đặt xá lợi của Đức Diệu Ngự Giác Hoàng Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tòa tháp được xây dựng trên mặt bằng hình vuông rộng ước chừng 180m2, cao 10m với 6 tầng được ghép lại từ những phiến đá xanh và đặt tại vị trí trung tâm của vườn tháp. Dưới cuối tháp là 2 cây đại thụ như muốn ôm trọn toàn bộ tháp Huệ Quang.

Khu vườn tháp tổ
Khu vườn tháp tổ

4. Chùa Hòa Yên

Tiếp tục leo bộ 200m dốc (136 bậc đá) từ vườn tháp tổ du khách sẽ đến chùa Hòa Yên. Con đường này được lát loại gạch vuông lớn in hình hoa cúc phổ biến thời Trần (ngày nay còn được 84 viên). Đáng lưu ý là gạch hoa cúc thời Trần chỉ có ở các di tích của triều đình hay hoàng tộc nhà Trần, điều đó mách bảo vị trí trang trọng của khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử. 

Chùa Hoa Yên
Chùa Hoa Yên (hay còn gọi là chùa Cả)

Chùa Hòa Yên hay còn gọi là Chùa Vân Yên, dân gian còn gọi với nhiều tên khác nhau như Chùa Cả, Chùa Chính hay Chùa Yên Tử. Đây là ngôi chùa to và đẹp nhất trong quần thể di tích chùa Yên Tử. Nơi đây chứng kiến Đức Vua Trần từ bỏ hồng trần hồi tâm về nơi Phật pháp. Chùa Hòa Yên nằm ở độ cao 535m so với mực nước biển do Thiền Sư Hiện Quang khai mở, được xây dựng cách đây hơn 700 năm. Thủa xưa chùa chỉ là một am thất nhỏ có tên là Vân Yên, vào thời Lê khi Vua Lê Thánh Tông lên vãn cảnh chùa thấy cảnh sắc nơi đây tuyệt đẹp trăm hoa đua nở mây kết thành hoa, giăng trước cửa chùa nên đổi tên thành Chùa Hòa Yên. Đặc biệt trước chùa nổi bật với ba cây đại cổ thụ với tuổi thọ lên tới 700 tuổi, nếu du khách đến đúng đợt hoa đại nở sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc vô cùng tuyệt vời.

5. Chùa Một Mái

Tiếp tục đi bộ 200m từ chùa Hòa Yên du khách sẽ tới Chùa Một Mái. Chùa Một Mái có kiến trúc khá đặc biệt khi chỉ có một mái đưa ra ngoài, toàn bộ chùa được xây dựng trên một vách đá cheo leo. Vào thời Trần thì Vua Trần thường tới đây đọc sách soạn kinh. Chùa có nhiều tên gọi khác nhau như Bồ Đà, am Ly Trần, chùa Bán Mái, Thanh Long động (động Rồng xanh)…sau khi Ngài hiển Phật, người đời sau dựng chùa tại đây. Chùa hình chữ “nhất”, gồm 4 gian, chiều ngang hẹp, tượng và đồ thờ đều bằng đá trắng.

Chùa một mái làm treo leo trên vách đá
Chùa một mái làm treo leo trên vách đá

6. Am Ngọa Vân

Rời chùa Một Mái, men theo con đường vắt qua sườn núi sẽ đến am Ngọa Vân (am trong mây), trước mặt là thác Tử từ trên lèn đá cao 10m đổ xuống, sôi réo trong các khe đá rồi tràn qua mặt đường, lao xuống vực. Am Ngọa Vân tựa vào sườn núi, dưới tán hai cây tùng lớn, hơi nước từ biển Đông theo gió bay vào Yên Tử gặp khí lạnh của núi biến thành màn mây mỏng bàng bạc như khói, lùa vào am vương vấn trên tán tùng, bồng bềnh trong rừng trúc, cảnh núi rừng hòa tan trong làn mây mỏng nhẹ rồi lại từ từ hiện ra từng mảng đậm nhạt, chỗ xanh, chỗ trắng như một bức tranh thủy mặc kỳ diệu. Trước cửa am Ngọa Vân phía trước sườn núi có am Thung (am giã thuốc) và am Dược (am chế thuốc).

Lối kiến trúc của chùa Am Ngọa Vân
Lối kiến trúc của chùa Am Ngọa Vân

Theo truyền thuyết, am Dược là nơi An Kỳ Sinh luyện thuốc, đến thời vua Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành, ngài đã cho xây dựng am dược thành một xưởng bào chế thuốc. Các loại thảo dược quý của Yên Sơn và các vùng lân cận được chăm sóc thu hái, mang về điều chế thành thuốc “Hồng Ngọc Sương”. Những viên thuốc quý này dùng để chữa bệnh cho tăng sỹ, nhân dân, đặc biệt là những người nghèo khó, không có tiền mua thuốc. Đứng ở đây, khách hành hương có thể hướng tầm mắt ra biển, thấy thấp thoáng Hạ Long và những dải mây trắng bồng bềnh quấn quanh người mát lạnh, tâm hồn thanh thản lạ thường. Leo lên một đoạn dốc thẳng đứng, du khách được thưởng ngoại cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cả rừng trúc xanh bạt ngàn biếc mắt, khi một làn gió nhẹ đưa mây trắng phủ kín. Tạo nên một khung cảnh nên thơ và một gam màu đầy sống động cho bức tranh Yên Tử.

7. Chùa Bảo Sái

Từ am Ngọa Vân đi lên con đường gần như dựng đứng du khách sẽ gặp chùa Bảo Sái, còn nếu đi theo đường cáp treo thì sẽ không gặp ngôi chùa này. Chùa Bảo Sái nằm ở vị trí cheo leo, cao 724m so với mặt nước biển, tựa vào vách đá cao chót vót. Thời kỳ Thượng Hoàng Trần Nhân Tông tu hành nơi đây chỉ có một am trong động, tên là Ngộ Ngữ Viện. Đại đệ tử thân tín nhất của Đệ Nhất Tổ là Bảo Sái đã tu hành ở đây. Bảo Sái được Trần Nhân Tông giao cho việc biên tập và ấn tống tất cả các kinh sách của Thiền phái Trúc Lâm rồi chuyển đến các chùa  để truyền giảng Thiền tông cho tín đồ, phật tử trong cả nước. Sau khi thiền sư Bảo Sái viên tịch, Ngộ Ngữ Viện tiếp tục được mở rộng, đời sau lấy tên ngài đăt tên là chùa Bảo Sái. Chùa có ba pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm bằng đồng khá lớn, cùng ngồi xếp bằng trên bệ sen đồng được sơn son thiếp vàng. Chùa Bảo Sái vừa là tên chùa, vừa là tên đại đệ tử của Đức Phật Trúc Lâm. “Bảo Sái” tức là “những giọt nước chảy thành tua”, nghĩa đạo là sự thấm nhuần mưa của Đạo Phật nhiệm màu với chúng sinh. Chùa Bảo Sái là một biểu tượng của sự thấm nhuần rễ đạo của phật tử.

Chùa Bảo Sái nhìn từ trên cao
Chùa Bảo Sái nhìn từ trên cao

8. Chùa Vân Tiêu

Ngay cạnh chàu Bảo Sái ước chừng vài trăm mét là chùa Vân Tiêu tức chùa trên mây, Vì chùa nằm ở dãy núi có độ cao 724m so với mực nước biển, dãy núi như một bức tường thành chắn những luồng gió từ biển thổi vào nên hơi nước ngưng đọng thành tầng tầng lớp lớp, quanh năm mây bao phủ. Nên nếu nhìn chùa từ xa thì chùa lúc ẩn lúc hiện giữa những tầng mây. Xưa kia chùa chỉ là một am thất nhỏ gọi là Am Tử Tiêu. Sau được Đệ Nhị Tổ Pháp Loa xây dựng lại thành một ngôi chùa lớn như hiện nay.

Chùa Vân Tiêu
Chùa Vân Tiêu

9. Tượng An Kỳ Sinh

Nằm ở độ cao 900m, cách chùa Vân Tiêu 569m, trên một vùng đất phẳng và rộng, một nhà sư mặc áo thâm hai tay chắp trước ngực đứng lặng lẽ nhìn ra lối đi như đang cầu nguyện. Đó là một tảng đá cao 3,5m tương truyền là An Kỳ Sinh tu hành đắc đạo và hóa thành Phật đã nhập vào mảng đá này. Pho tượng An Kỳ Sinh độc đáo, vừa như một khối đá tự nhiên, vừa như có bàn tay con người tạo dựng, sừng sững trên núi cao, tạo một không khí thần tiên cho không gian nơi này. Chuyện xưa kể rằng, vào thời Tần Thủy Hoàng, ở làng Phù Hương, đất Lạng Giang có người tên là An Kỳ Sinh thường đi chữa bệnh cho dân nghèo ở vùng biển. Khi Tần Thủy Hoàng đi đông du có mời ông đến nói chuyện y thuật và cho tặng phẩm. Ông mang những vật phẩm đó vào đình làng rồi đi tìm thuốc trường sinh bất tử cho nhà vua. Đi mãi đến Bạch Vân Sơn, thấy cảnh vật hữu tình, đắc ý ở lại, hái lá cây, luyện đan làm thuốc cứu đời. Khi mới đến Yên Tử, ông dựng am thuốc bào chế tại am Dược, sau chuyển lên khu vực dựng tượng đá ngày nay rồi mất. 

Tượng An Kỳ Sinh
Tượng An Kỳ Sinh

10. Chùa Đồng

Trải qua 8900 bậc thang du khách sẽ tới đỉnh thiêng Yên Tử, tại đây có một ngôi Chùa Đồng mà bất cứ người hành hương lễ Phật nào cũng muốn đặt chân đến. Chùa Đồng có tên gọi đầy đủ là Thiên Trúc Tự nằm treo leo tại đỉnh cao nhất của dãy Yên Tử với độ cao 1068 m so với mực nước biển. Đường lên đỉnh chùa tương đối gập ghềnh dễ làm nhụt chí người hành hương, chính vì vậy sau một hành trình dài cùng với chặng đường leo núi gian nan và phải có ý chí quyết tâm mạnh mẽ các bạn mới có thể đặt chân đến nơi đây. Bù lại du khách sẽ được

Chùa Đồng Yên Tử
Chùa Đồng Yên Tử

Chùa Đồng là ngôi chùa cao nhất ở Việt Nam, được xây dựng từ thời Hậu Lê. Trải qua nhiều đợt trùng tu và tôn tạo, ngày nay chùa đã có một diện mạo hoàn toàn mới. Chùa được đúc theo nguyên mẫu của Chùa Dâu Keo Thuận Thành Bắc Ninh, chùa Đồng có diện tích gần 20m2 nặng 70 tấn, dài 4.6m, rộng 3.6m và cao 3.35m, trong đó mỗi viên gạch ngói nặng khoảng 4 kg đồng, 4 cột chùa mỗi cột nặng 1 tấn. Quả chuông và khánh đồng ở 2 bên nặng khoảng trên 250kg. Bên trong chùa có một pho tượng Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni và ba pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm, đó là Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông, Đệ Nhị Tổ Pháp Loa và Đệ Tam Tổ Huyền Quang.

Dịch vụ Lưu trú tại chùa Yên Tử

Tại khu vực chùa Yên Tử hiện tại có 2 khu vực nghỉ dưỡng dành cho du khách có nhu cầu qua đêm tại đây. Đó chính là Làng Nương Yên Tử và Legency Yên Tử, trong đó khu Làng Nương có mức giá phải chăng hơn nhiều so với khu vực Legency. Dưới đây là một số thông tin và giá phòng tại các khu vực này.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tới Hotline: 0765.222.444,

1. Giá phòng Làng Nương Yên Tử

Không gian văn hóa Trần được tái hiện tại “làng Nương”, dưới chân dãy Yên Tử, là nơi cách đây hơn 700 năm, vua Trần Nhân Tông đã đến tu hành. Không chỉ lạc vào không gian kiến trúc, khi đến “làng Nương”, du khách còn được thưởng thức các sản vật địa phương của tỉnh Quảng Ninh như bánh chưng nếp cẩm, bánh giò, nem chua… 

Dịch vụ lưu trú Làng Nương Yên Tử
Dịch vụ lưu trú Làng Nương Yên Tử
  • Giá phòng áp dụng từ này đến hết 31/12/2023
  • Có 95 phòng.  Mỗi phòng bao gồm 4 giường tầng kiểu tổ kén. Phòng 8 người là 2 phòng 4 thông nhau. 
Bảng giá phòng Làng Nương Yên Tử
Loại phòng  CN – Thứ 5 Thứ 6 & 7
Classic 1,200,000 1,800,000
Superior 1,500,000 2,100,000
Deluxe 1,800,000 2,400,000

Tiện ích phòng

  • Các phòng được bố trí Điều hòa nhiệt độ 2 chiều.
  • Phòng tắm và vệ sinh khép kín, bàn uống trà.

2. Giá phòng Legency Yên Tử

Legacy Yên Tử có tất cả 133 phòng, mỗi gian phòng đều được trang trí nội thất làm bằng tay với nguyên vật liệu được sản xuất theo phương thức truyền thống, tạo nên một không gian hài hòa với tổng thể. Điểm đặc biệt ở mỗi phòng là đều có nghiên bút bằng gỗ được dùng trong thư pháp và phòng khách lấy ánh nắng tự nhiên. Chính những điều này đã tạo nên sự khác biệt, không nơi nào có được như Legacy Yên Tử. Toàn bộ khách sạn được thiết kế với vẻ đẹp sang trọng nhưng giản dị, mang hơi hướng tốt nhất về di sản, văn hóa, nghề thủ công và bầu không khí của núi Yên Tử.

Legency Yên Tử
Legency Yên Tử
  • Giá phòng áp dụng từ này đến hết 31/12/2023
  • Thời gian nhận phòng 14:00 Thời gian trả phòng 12:00
Bảng giá phòng Legency Yên Tử
Loại phòng CN – thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
SUPERIOR, 2 giường đơn 2.600.000 2.900.000 3.800.000
DULEXE, 1 giường cỡ King 3.000.000 3.300.000 4.400.000
DULEXE, 2 giường đơn 3.000.000 3.300.000 4.400.000
JUNIOR SUITE, 1 giường cỡ King 3.600.000 4.000.000 5.200.000
JUNIOR SUITE, 2 giường đơn 3.600.000 4.000.000 5.200.000
PRESIDENTIAL SUITE, 1 Giường cỡ King 9.000.000 19.500.000 23.000.000

Tiện ích phòng

  • Bữa sáng miễn phí
  • Thực phẩm và đồ uống trong phòng.
  • Kinh nghiệm tắm mưa, phòng tắm riêng, có phòng tắm cho người khuyết tật.
  • Điện thoại, trung tâm đa phương tiện, đài.
  • Internet tốc độ cao.
  • Dịch vụ và thiết bị: máy đánh giày, bàn là, máy sấy , đồng hồ báo thức, két an toàn, điều hòa nhiệt độ

Trả lời