Thung Nai là một điểm du lịch hấp dẫn ở tỉnh Hòa Bình, nơi đây được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long trên cạn” vì có nhiều hòn đảo nổi giữa mặt hồ trong xanh. Thung Nai có vẻ đẹp thơ mộng, hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Bạn có thể thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Thái, Mường, ăn những món đặc sản vùng cao và tham gia nhiều hoạt động thú vị trên hồ. Thung Nai là một địa điểm lý tưởng để bạn nghỉ ngơi, thư giãn và khám phá.
Giới thiệu Thung Nai
Thung Nai là một xã miền núi thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, có diện tích 36,38 km2 và dân số khoảng 1617 người (năm 1999), chủ yếu là người Mường và Thái. Theo truyền thuyết, nơi đây từng là một thung lũng xanh tươi, nơi có nhiều đàn nai tung tăng chạy nhảy. Vì thế, người dân đặt tên cho nơi này là Thung Nai, ghép từ hai từ “thung” (nghĩa là thung lũng) và “lai” (nghĩa là nai). Năm 1988, khi xây dựng hồ thủy điện Hòa Bình, Thung Nai bị ngập nước, tạo thành một xã lòng hồ, với nhiều hòn đảo nổi giữa mặt nước trong xanh. Những hòn đảo nhấp nhô trên dòng sông Đà, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên độc đáo và hấp dẫn. Cùng vì vậy nhiều người ví von nơi đây như một Vịnh Hạ Long trên cạn của vùng Tây Bắc. Khí hậu ở Thung Nai khá mát mẻ quanh năm, với nhiệt độ trung bình từ 18 đến 25 độ C nên nơi đây rất thích hợp cho du lịch trải nghiệm.

Thung Nai cách Hà Nội khoảng 120 km về phía Tây Bắc, đường đi thuận lợi do đó du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện để tới đây như xe máy, ô tô hay xe khách… Nếu đi xe khách du khách có thể mua vé ở bến xe Mỹ Đình để đi Hòa Bình. Sau khi đến Hòa Bình, du khách tiếp tục bắt taxi hoặc xe ôm để đến Thung Nai với chiều dài 20 km. Trong trường hợp du khách đi bằng phương tiện cá nhân thì nên lựa chọn tuyến đường theo đại lộ Thăng Long đối với ô tô hoặc tuyến đường Gom Đối với xe máy để lên Hòa Lạc. Từ đây du khách tiếp tục đi theo tuyến đường mới Hòa Lạc – Hòa Bình, khi đến thành phố Hòa Bình du khách tiếp tục đi theo đường Tây Tiến theo hệ thống biển chỉ dẫn để đến Thung Nai.
Cảnh quan & các điểm du lịch tại Thung Nai
Nơi đây mang vẻ đẹp riêng biệt theo từng mùa, nhưng mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8 là thời điểm lý tưởng để du khách đến đây tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ. Mùa xuân lại là thời điểm đẹp nhất của Thung Nai, khi cỏ cây hoa lá đua nhau khoe sắc, vạn vật bừng sức sống. Từ cảng Thung Nai, du khách có thể chiêm ngưỡng mặt hồ Hòa Bình bao la rộng lớn, cùng với các đảo, núi đá vôi và hang động kỳ vĩ. Phong cảnh nơi đây giống như một bản sao của Vịnh Hạ Long, với núi rừng hoang sơ, cánh rừng trồng soi bóng mặt nước hồ trong xanh. Thung Nai còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo của các dân tộc miền núi. Du khách có thể tham gia các lễ hội truyền thống, thưởng thức các món ăn đặc sản, nghe những giai điệu dân ca du dương, hay chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật dân gian. Ngoai ra khi tới đây du khách cũng có thể tham quan các điểm du lịch nổi tiếng nơi đây như
1. Đền Bà Chúa Thác Bờ
Tương truyền nơi đây thờ 2 vị nữ tướng là bà Đinh Thị Vân (người dân tộc Mường) và một phụ nữ người dân tộc Dao. Dưới thời vua Lê Lợi, hai bà đã có công giúp dân và quân vận chuyển lương thực, thuyền bè qua Thác Bờ lên Mường Lễ (Sơn La) để dẹp loạn. Sau khi mất, 2 bà thường hiển linh giúp người dân an toàn khi vượt qua con thác hiểm trở, khắc nghiệt khi sông Đà chưa ngăn dòng. Nhân dân biết ơn nên lập đền thờ hai bà nhằm tỏ lòng thành kính, với mong muốn hai bà sẽ phù hộ, che chở cho họ khi đi qua dòng nước. Đền bà Chúa Thác Bờ nổi tiếng linh thiêng lúc nào cũng tấp nập người hành hương chiêm bái. Lễ hội tại đền kéo dài từ mùng 7 tháng Giêng tới hết tháng 3 âm lịch hàng năm.4

Đền có hai khu vực, một ở đỉnh đồi Hang Thần, một ở chân Thác Bờ, có kiến trúc độc đáo và hài hòa với thiên nhiên. Để đến đền, du khách phải đi bộ và đi thuyền qua sông Đà. Thời gian đi thuyền ước tính khoảng 30 phút. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh bao la của đất, nước và trời Thung Nai thơ mộng như ở Vịnh Hạ Long. Ngoài thăm quan 2 ngôi đền thờ Chúa Thác Bờ, du khách còn được thăm quan động Thác Bờ rộng lớn và tuyệt đẹp trong hành trình.
2. Đông Thác Bờ
Sau khi tham quan Đề Bà Chúa Thác Bờ du khách tiếp tục đến với động Thác Bờ gần đó. Động gây ấn tượng mạnh với du khách với hình ảnh những khối thạch nhũ muôn hình vạn trạng, được hình thành do cặn của nước nhỏ giọt và trải qua hàng trăm nghìn năm, từ đó ta thấy sức sáng tạo của mẹ thiên nhiên là vô cùng. Từ trên cửa động bạn có thể phóng tầm mắt ra xa để thả hồn mình ngắm toàn bộ dải Đà giang kỳ vĩ, thưởng ngoạn những kiệt tác thiên nhiên với núi non điệp trùng.

Động Thác Bờ thuộc dạng karst trong núi đá vôi. Động được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích danh thắng quốc gia năm 2008. Động được chia thành ba khu, ngoài lòng động với những khối nhũ đá còn có khu vực tiếp du khách, lên cao khoảng 50 m là khu thờ Phật. Trong động có nhiều ban thờ Phật tổ, Quan thế âm Bồ tát, các vị thần linh cai quản vùng này, trong đó có ban thờ Bác Hồ. Động Thác Bờ còn gắn liền với sự tích bà Chúa Thác Bờ, một người dân tộc Mường có công giúp vua Lê Lợi chống giặc và giúp người dân vượt qua con thác an toàn. Sau khi mất, bà thường hiển linh để phù hộ cho người dân trong vùng.
3. Suối trạch
Nhiều du khách thích thuê thuyền máy để ngắm nhìn dải Đà giang kỳ vĩ, thăm đền Bà Chúa và Động Thác Bờ nhưng ít ai biết đến một điểm đến thú vị khác ở đây: suối Trạch và thác nước ở thượng nguồn của nó. Suối Trạch là một dòng suối trong xanh, mát lành, chảy qua những khối đá nhấp nhô giữa dòng. Để đến được suối Trạch, du khách phải đi thuyền máy từ bến Thung Nai đến lòng hồ sông Đà và đi bộ khoảng 1km nữa. Từ xa tiến lại suối Trạch, du khách sẽ có thể nghe thấy tiếng nước đổ ầm ầm như thúc giục bước chân của mình. Nước đổ xuống dưới chân suối Trạch tạo thành một hồ bơi giữa thiên nhiên rộng lớn. Thác nước ở đây không quá cao, nhưng rất thơ mộng, hai dòng nước trắng xóa đổ xuống từ vách núi đá, tạo ra một khung cảnh huyền ảo.

4. Chèo thuyền trên lòng hô
Nếu bạn có nhiều thời gian và muốn thoải mái và tự do hơn khi tham quan Thung Nai. Thì lựa chọn chèo thuyền trên lòng hồ là một lựa chọn không thể phù hợp hơn. Đây là hoạt động vui nhộn và dễ dàng, ngay cả với những người chưa có kinh nghiệm, du khách chỉ cần 15 phút để làm quen với thuyền và mái chèo là có thể thành thạo rồi. Trên thuyền du khách có thể đi dạo một vòng quanh lòng hồ thung nai giữa dòng sông trong vắt, là một lựa chọn tuyệt vời cho bất cứ du khách nào khi tới đây nghr dưỡng

5. Bản Mường Giang Mỗ
Nếu không du khách không muốn tham quan Thung Nai trên sông nước hoặc có nhiều thời gian thì có thể tới bản Mường Giang Mỗ. Đây là một ngôi làng đẹp và hấp dẫn nằm dưới chân núi Mỗ. nơi đây có hơn 100 hộ dân thuộc dân tộc Mường sinh sống, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan và tìm hiểu về văn hóa và đời sống của người Mường.

Đến Bản Mường Giang Mỗ, du khách có thể đi dạo trên con đường quanh co dọc theo triền núi, ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và yên bình. Du khách cũng có cơ hội tìm hiểu về những phong tục, tập quán và đời sống thường ngày của người dân bản Mường. Bạn có thể tham gia vào các hoạt động giao lưu, học hỏi và chia sẻ với người dân địa phương. Bạn cũng có thể nghỉ dưỡng tại những ngôi nhà sàn homestay, thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng núi như thịt lợn Mường nướng mật, rượu táo mèo, cơm lam…
6. Bản Ngòi
Bản Ngòi là một ngôi làng cổ của người Mường, nằm ẩn mình giữa núi rừng và hồ Hòa Bình. Để đến được bản du khách phải đi theo đường thủy, không có đường bộ nên du khách phải đi bằng thuyền để đến đây. Bản còn có tên khác là Bưa Dâm, theo tiếng Mường có nghĩa là vạt đất bằng phẳng trên núi cao có nhiều cây gỗ lớn. Bản được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi, nơi có nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm

Bản Ngòi còn nổi tiếng với những hang động Karst đẹp mắt. Có những hang động đã được khám phá từ lâu như động Hoa Tiên, hang Dơi, hay có những hang động mới được phát hiện, chưa có dấu chân con người như động Bưa Dâm. Bản có 81 hộ gia đình người Mường, sống chủ yếu bằng nghề trồng nương, đánh bắt tôm cá và ở những ngôi nhà sàn gỗ truyền thống.
7. Chợ nổi Thác Bờ
Chợ nổi Thác Bờ là một điểm đến thú vị ở Thung Nai, nơi du khách có thể tận mắt chứng kiến cuộc sống giao thương của người dân bản Mường trên dòng sông Đà. Chợ chỉ họp vào sáng chủ nhật hằng tuần, từ rất sớm cho đến khoảng 8 giờ. Chợ là nơi trao đổi những sản vật của vùng hồ Hòa Bình, như cá, tôm tươi, tôm khô, cá khô, măng rừng… Du khách có thể mua những đặc sản này về làm quà hoặc thưởng thức ngay tại chợ. Chợ nổi Thác Bờ còn là nơi giao lưu, học hỏi và chia sẻ với người dân địa phương, tìm hiểu về những phong tục, tập quán và văn hóa đặc sắc của người Mường.

Ẩm thực Thung Nai
1. Cá Măng nướng sông đà
Sông Đà là nơi nổi tiếng với nhiều loại cá ngon, như cá thiểu, cá trắm đen, cá măng… Những con cá này được bán quanh năm, nhưng vào mùa nước về tháng 9-10, chúng mới thật sự đạt đến độ ngon nhất. Cá nướng là món đặc sản của vùng lưu vực lòng hồ sông Đà.. Cá được làm sạch, ngâm trong nước muối, xát muối quanh thân và nướng trên than củi trong nhiều giờ. Cá nướng thơm ngon, thịt chắc, da giòn, xém cạnh, mặn vừa đủ. Cá được ăn kèm với lá sấu non, lá mơ, lá lốt, đinh lăng và chấm với muối ớt xanh. Thịt cá ngọt chấm muối, cuộn trong lá lốt vừa làm mất vị tanh của cá vừa làm vị cá thêm đậm đà, càng ăn càng ngọt. Hương thơm lừng của củi than, vị mặn mòi của muối cùng vị thơm của tre và cá khiến du khách khó lòng bỏ qua.
Nếu bạn có thời gian, bạn có thể ghé vào một cửa hàng cá nướng trên quốc lộ 6, hoặc đặc biệt là chân Đền Bà Chúa Thác Bờ, để thưởng thức món cá nướng nóng hổi. Tuy nhiên, bạn nên chọn kĩ cá tươi, vì người dân rất hay dùng cá đông lạnh, ăn bở và không ngon. Bạn có thể kiểm tra cá có đông lạnh hay không bằng cách lấy que nhọn chọc vào banh nhẹ ra, thấy thịt cá nướng rồi nhưng vẫn đỏ là cá đông lạnh nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngồi bên bếp củi, vừa nướng vừa nhâm nhi con cá. Thêm một vài chén rượu nữa thì quá tuyệt vời.
2. Thít lợn Mường
Thịt lợn Mường là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Hòa Bình, được chế biến từ giống lợn Mường Khương. Lợn Mường Khương là một giống lợn cổ xưa, có nguồn gốc từ vùng núi cao Tây Bắc Việt Nam. Lợn Mường Khương có màu đen, đầu nhỏ, tai dài, mõm ngắn, chân ngắn, lưng cong và đuôi xoăn. Lợn Mường Khương được nuôi theo phương pháp truyền thống của người Mường, không sử dụng chuồng trại, mà để lợn tự do đi tìm thức ăn trong rừng. Lợn Mường Khương có lịch sử lâu đời, được coi là một biểu tượng văn hóa và tâm linh của người Mường. Thịt lợn Mường Khương có thịt nạc nhiều, da giòn, mỡ ít, thơm ngon và bổ dưỡng. Khi ăn không có mùi hôi, không bị bầm tím, không bị nhão và không bị khô khi chế biến.
Những lưu ý khi tới Thung Nai
- Do nhiệt độ miền núi thay đổi trong ngày, vào buổi tối thường rất lạnh nên du khách cần phải mang theo áo khoác hoặc đồ ấm
- Thung Nai có nhiều hoạt động trên nước do đó du khách mang theo đồ bơi để dàng tham gia các hoạt động vui chơi
- Cắm trại qua đêm tại Thung Nai cũng là một trải nghiệm thú vị, do đó du khách mang theo các dụng cụ căm trại nếu tham gia hoạt động này
- Dịch vụ tại Thung Nai còn đơn giản, đặc biệt là các quán ăn. Nếu tới đây du lịch du khách nên đặt đồ ăn ngay tại chỗ nghỉ hoặc mang theo đồ ăn
Bài viết liên quan
Vé Show Mỹ Tâm tại Hạ Long: Liveshow My Soul 1981 mùa 2
Mới đây, Mỹ Tâm đã khiến khán giả không khỏi sửng sốt khi tuyên...
Th11
Tạp chí du lịch Mỹ Fodor’s Travel xếp vịnh Hạ Long vào danh sách “No list”
Vịnh Hạ Long, một di sản thiên nhiên quý giá của Việt Nam và thế...
Th11
Siêu xe chạy trên Vịnh Hạ Long
Một loại phương tiện có thiết kế giống như “siêu xe” sang trọng nhưng lại...
Th11
Vịnh Hạ Long của Việt Nam là một trong 51 điểm đến đẹp nhất thế giới
Vịnh Hạ Long của Việt Nam là một trong 51 điểm đến đẹp nhất thế...
Th11
Khám phá Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử (chùa Lân)
Chuyện kể ngày xưa động chùa Rồng Quả núi trông hình giống kỳ lân Đài...
Th11
Công viên rừng Hạ Long
Công viên rừng Hạ Long là một dự án du lịch sinh thái mang tính...
Th10