Nằm tại vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, Ngọc Vừng là một trong những xã đảo còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ cùng hệ thống các di tích lịch sử như bến Cống Yên, thành cổ Ngọc Vừng, trận địa pháo 12.7mm của quân dân xã đảo trong kháng chiến chống Mỹ. Khu lưu niệm Bác Hồ, trong đó không thể không nhắc đến thành cổ Ngọc Vừng hay còn gọi là thành nhà Mạc – một trong những di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh của xã đảo này.
Xem thêm: Đảo Ngọc Vừng
Di tích thành cổ Ngọc Vừng còn có tên cổ là Bảo Tĩnh Hải có nghĩa Đồn Tĩnh Hải nằm ở xã trường chinh thuộc thôn Bình Hải, xã Ngọc Vừng huyện Vân Đồn. Đây là một trong những di tích cổ còn sót lại trên đảo và mang lại nhiều giá trị về lịch sử.

Theo hồ sơ lý lịch, di tích thành cổ Ngọc Vừng do bảo tàng Quảng Ninh lập tháng 10/2011. Thành được xây từ Thế kỷ 16, thuộc triều đại Nhà Mạc nên nhân dân quen gọi là thành nhà Mạc. Đến thời Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 20 tức năm 1839, thành được xây lại và đặt tên thành Bảo Tĩnh Hải.
Ông Vũ Văn Bạo, chủ tịch hội CCB xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn cho biết: “Thành cổ ngày xưa, được bao trùm toàn bộ khu vực từ đông sang nam, với tổng diện tích bảo phủ tầm 2 h.a. Thành cổ nhà Mạc ngày xưa được xây dựng cơ bản hoàn toàn bằng đá, kè hai bên và ở giữa được đắp đất. Độ dày của tường đá là khoảng 0.8 – 1m. Còn khu vực bậc lên xuống trong thành thì được sử dụng những viên đá với kích thước 40 x 40 cm và dày tầm 15 cm. Các thành bao bên ngoài là khu vực cao nhất thành với chiều cao khoảng 2 – 2.5m, còn khu vực phía trong cao tầm 1.5m và rộng 2m. Năm 1996 chính quyền đã giao đất cho các hộ dân, sau đó họ đã cải tạo lại và làm thay đổi hiện trạng như bây giờ.”
Thành cổ Ngọc Vừng điển hình cho loại kiến trúc quân sự ngoài trời theo kiểu thành hình vuông, thường gặp trong kiểu kiến trúc thành nhà Hồ, nhà Lê, nhà Mạc và nhà Nguyễn. Năm 1973 đoàn khảo cổ Viện Khảo cổ học đã phát hiện thành đã được đắp đất bên trong, kè đá bên ngoài và được gắn kết với nhau bằng vữa vôi. Chỗ tường thành bình thường xây 1 lớp, riêng góc thành xây 2 lớp mỗi lớp dày khoảng nửa mét. Thành có hai cửa, được bố trí ở giữa tường thành, mỗi cửa rộng 3m. Cửa phía bắc để làm nơi xuất binh hoặc đánh chặn đối phương, cửa phía nam có hướng quay ra biển làm nơi tác chiến chính để đánh đối phương tiến công từ phía biển vào thành.
Thành Ngọc Vừng có vị trí quan trọng, trong hệ thống phòng thủ biên giới trên biển vùng đông Bắc Việt Nam bảo vệ cho thương cảng Vân Đồn khống chế con đường đi biển qua đảo Ngọc Vừng hoặc đi vào phía tây của Quan Lạn. Trải qua nhiều thăng trầm và biến cố của lịch sử, thành cổ Ngọc Vừng hiện nay chỉ còn lại di tích. Tuy nhiên với những giá trị đã được ghi nhận, nơi đây vẫn là minh chứng rõ nét cho truyền thống yêu nước và hệ thống phòng thủ trên biển của ông cha trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Bài viết liên quan
Vé Show Mỹ Tâm tại Hạ Long: Liveshow My Soul 1981 mùa 2
Mới đây, Mỹ Tâm đã khiến khán giả không khỏi sửng sốt khi tuyên...
Th11
Tạp chí du lịch Mỹ Fodor’s Travel xếp vịnh Hạ Long vào danh sách “No list”
Vịnh Hạ Long, một di sản thiên nhiên quý giá của Việt Nam và thế...
Th11
Siêu xe chạy trên Vịnh Hạ Long
Một loại phương tiện có thiết kế giống như “siêu xe” sang trọng nhưng lại...
Th11
Vịnh Hạ Long của Việt Nam là một trong 51 điểm đến đẹp nhất thế giới
Vịnh Hạ Long của Việt Nam là một trong 51 điểm đến đẹp nhất thế...
Th11
Khám phá Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử (chùa Lân)
Chuyện kể ngày xưa động chùa Rồng Quả núi trông hình giống kỳ lân Đài...
Th11
Công viên rừng Hạ Long
Công viên rừng Hạ Long là một dự án du lịch sinh thái mang tính...
Th10