Quảng Ninh là một tỉnh du lịch nổi tiếng của Việt Nam, nơi có vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới. Nhưng không chỉ có vậy, Quảng Ninh còn có núi Yên Tử – một điểm du lịch tâm linh và văn hóa độc đáo, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Núi Yên Tử là nơi lưu giữ nhiều di tích gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm và Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Những đặc điểm của Núi Yên Tử
Núi Yên Tử được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, núi Yên Tử còn là một phần của Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, bao gồm 4 cụm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt gồm Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (thành phố Uông Bí, Quảng Ninh), Khu di tích lịch sử nhà Trần (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh), Khu di tích danh thắng Tây Yên Tử (Bắc Giang) và Quần thể Côn Sơn-Kiếp Bạc-Thanh Mai (Hải Dương) Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử được xem là một trong những ứng viên cho danh hiệu Di sản thế giới của UNESCO . Dưới đây là 3 đặc điểm chính của núi Yên Tử
1. Vị trí và địa lý của núi Yên Tử
Dãy núi Yên Tử nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, trải dài trên ba tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương. Trong đó sườn núi phía nam (Đông Yên Tử) chủ yếu thuộc tỉnh Quảng Ninh và chỉ có một phần nhỏ thuộc địa phận tỉnh Hải Dương, còn sườn núi phía bắc (Tây Yên Tử) thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang. Đây là một trong bốn cánh cung núi chính của cánh cung Đông Triều, dài 80km, rộng 50km.
Dãy núi Yên Tử thuộc đoạn thứ hai trong cánh cung Đông Triều (cánh cung này có 4 đoạn chính) với hướng á vĩ tuyến đến Tây Tây bắc – Đông Đông Nam của – kéo dài từ đỉnh núi Yên Tử (ở ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang) về đến Côn Sơn – Kiếp Bạc – Lục Đầu Giang và chìm xuống, vát nhọn lại ở gần tả ngạn sông Cầu (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Phần lõm của nó về phía Bắc là khu vực đồi núi thấp và đồng bằng các huyện Lục Ngạn và Lục Nam (còn gọi là “bồn địa” Lục Nam – Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang). Phần lồi của nó về phía Nam án ngữ vùng cửa sông Bạch Đằng. Nếu coi Dãy núi Yên Tử là trung tâm phần đỉnh Cánh cung Đông Triều, thì vùng cửa sông Bạch Đằng nằm ở trung tâm phần rìa ngoài hướng về phía biển của Cánh cung.

Dãy núi Yên Tử gồm nhiều đỉnh nhấp nhô, uốn lượn tựa như một con rồng lớn đang vươn mình ra biển, với độ cao trung bình trên 600m. Trong đó cao nhất là đoạn đầu rồng – đỉnh Yên Tử hay còn gọi là đỉnh Phù Vân vì đỉnh núi có độ cao 1.068m so với mặt nước biển, luôn bao phủ bởi mây (tên gọi của dãy núi Yên Tử được đặt theo tên của đỉnh núi này), thấp dần về phía Tây với các đỉnh Phật Sơn (1000m), Ngọa Vân, Hồ Thiên (900m), Thanh Mai (800m), Quan Âm (780m), Huyền Đinh, Thằng Người (Hình Nhân) (700m), Lòng Thuyền (600m)… cho đến Côn Sơn – Kiếp Bạc – Lục Đầu Giang thì độ cao chỉ còn khoảng 200 – 240m và ở đoạn đuôi của dãy Yên Tử là núi Phượng Hoàng thì độ cao còn thấp hơn nữa. Giữa chúng là các yên ngựa thấp hơn, từ xa xưa đã được con người sử dụng để đi lại giữa các khu vực ở phía Bắc và phía Nam Dãy núi Yên Tử.
2. Hệ thống thực vật và động vật trên núi
Một trong những điểm đặc trưng của Yên Tử là hệ sinh thái rừng đặc dụng Việt Nam với tổng diện tích tự nhiên 2.783ha. Với đất đai và khi hậu nhiệt đới – cận nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Nên hệ thực vật Yên Tử được đánh giá là đa dạng về loài, chi và họ. Rừng Yên Tử có 5 ngành thực vật với 830 loài mà nhiều nhất là ngành hạt kín với 670 loài, trong đó có 38 loài thực vật đặc hữu quý hiếm. Trong đó có 547 loài cây có ích có thể sử dụng vào 13 nhóm công dụng khác nhau. Riêng nhóm cây thuốc có khoảng 300 loài, với nhiều loại cây có giá trị cao như: Ngũ gia bì gai, kim tuyến, cát sâm, bách xanh, đại kế, hoằng tinh hoa trắng, hà thủ ô đỏ, bổ béo đen, giảo cổ lam, rau sắng, lan một lá, bảy lá một hoa, sâm cuốn chiếu, ba gạc Ấn Độ, trầu một lá… đặc biệt Yên Tử sở hữu 20 loài thực vật quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 6 loài cần được ưu tiên bảo tồn và phát triển: Lim xanh, gụ lau, sến mật, táu mật, hoàng đàn giả (hồng tùng), trầu tiên, sú rừng.

Hiện nay tại Yên Tử còn có một số loài cây có tuổi đời hàng trăm năm tuổi gắn liền với sự nghiệp tu hành của Trần Nhân Tông cùng các sơn môn, Phật tử. Năm 2016, Khu rừng quốc gia Yên Tử đã công bố 144 cây đủ tiêu chí là cây Di sản, gồm: 1 cây đa tía, 1 cây thị, 102 cây hồng tùng (xích tùng), 10 cây thông nhựa khổng lồ, 21 cây mai vàng đặc hữu Yên Tử và 9 cây đại cổ thụ. Hệ thống cây Di sản ở Yên Tử không những nổi bật với sự hấp dẫn đặc biệt về giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh mà còn nổi bật bởi tuổi đời cây từ 300 năm đến trên 700 năm.
Ngoài ra, tại đây hệ động vật cũng phát triển vô cung đa dạng và phong phú với 151 loài động vật. Trong đó, có 20 loài được xếp vào Sách Đỏ Việt Nam, như: Voọc mũi hếch, sóc bay lớn, ếch ang, ếch gai, thằn lằn cá sấu… có giá trị cao về bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu khoa học, giáo dục và du lịch…
3. Giá trí lịch sử và văn hóa tại Yên Tử
Vào năm 1299, dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử được vua Trần Nhân Tông thành lập dựa trên một hệ thống triết học và thực hành kết hợp Đạo và Đời. Sau khi ông mất vào năm 1308, hai đồ đệ của ông là Pháp Loa và Huyền Quang tiếp tục kế vị và phát triển dòng thiền này. Yên Tử từ đó trở thành kinh đô tư tưởng của Phật giáo Trúc Lâm và tiếp tục được kế tục và phát triển qua các thời kỳ. Sau nhiều thế kỷ, Núi Yên Tử đã hình thành nhiều công trình như chùa, am, tháp, mộ, bia, tượng… gắn kết hài hoà với cảnh quan núi rừng hùng vĩ, thơ mộng trải dài hàng chục km . Các giá trị văn hóa của Phật giáo Trúc Lâm từ đó cũng được các thế hệ sau tiếp nối, phát huy, lan rộng tới nhiều miền đất của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đến bây giờ.

Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Trần Nhân Tông (1258-1308), tên khai sinh là Trần Khâm (陳昑), tự là Thanh Phúc, là vị hoàng đế thứ ba của triều đại Trần, trị vì Đại Việt từ năm 1278 đến năm 1293. Ông là con trưởng của Trần Thánh Tông và cháu nội của Trần Thái Tông, hai vị hoàng đế sáng lập và củng cố nền quốc gia Việt Nam. Trần Nhân Tông được coi là một vị anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng lãnh thổ

Trong lịch sử, Trần Nhân Tông được biết đến nhiều nhất với vai trò trong hai cuộc chiến tranh chống lại quân xâm lược Mông Cổ. Ông cùng cha mình là Thượng hoàng Trần Thánh Tông và Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo đã chỉ huy quân dân Đại Việt đánh bại quân Nguyên vào năm 1285 và 1288, tạo nên những chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử quốc gia và thế giới
Sau khi truyền ngôi cho con trai là Trần Anh Tông (tên khai sinh là Trần Thuyên) vào năm 1293, Trần Nhân Tông đã xuất gia tu hành theo Phật giáo Thiền tông. Ông là người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế. Trần Nhân Tông được đánh giá là một triết gia lớn của Phật học, giúp triết học Phật giáo Việt Nam phát triển rực rỡ, thể hiện đầy đủ bản lĩnh, trí tuệ người Việt Nam.
Sau năm 1298, ông khoác áo nhà sư đi thuyết pháp khắp nơi. Lý thuyết phái Trúc Lâm do ông khởi xướng là không kêu gọi tín đồ lìa bỏ cuộc sống trần tục, không ép xác khổ hạnh mà đề cao nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân đạo, không phân biệt giàu sang, luôn nhớ đến cội nguồn. Buổi giảng kinh của Trần Nhân Tông thu hút được hàng nghìn người tới nghe và tiếp thu tư tưởng.
Năm 1299, Trần Nhân Tông lên tu ở chùa Yên Tử, lấy pháp hiệu là Hương Vân đại đầu đà hoặc Trúc Lâm đại đầu đà, thu hút được nhiều đệ tử. Ông được người đời suy tôn là Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Năm 1308, Trần Nhân Tông qua đời tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử.
Tại sao Trần Nhân Tông lại chọn núi Yên Tử làm nơi tu hành?
Về sự kiện này, Hải Lượng Thiền sư – người tự coi mình là “đệ tứ Tổ Trúc Lâm” ở thế kỷ XVIII, cho rằng: “Người ta thấy Điều ngự Đệ nhất Tổ đến chùa Hoa Yên thì bảo Ngài sẽ ở lại xuất gia. Ta biết rằng Đức Ngài lúc bấy giờ biết xem thiên hạ là công, trong nước vô sự, nhưng ở phía Bắc vẫn có nước láng giềng mạnh mẽ, sợ người ta dao động cho nên nhằm được ngọn núi Yên Tử là cao nhất, phía đông nhìn về Yên Quảng, phía bắc liếc sang hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, dựng lên ngôi chùa, thường thường dạo chơi để xem động tĩnh để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm”.
Tuy nhiên đối với những ai đã từng lên đỉnh núi Yên Tử và phóng tầm mắt ra bốn phương tám hướng, thì không khỏi tức cười trước những võ đoán không dựa trên thực tế của ông này. Vì đỉnh núi Yên Tử nơi Trần Nhân Tông tu hành không đủ cao để nhìn tới biên cương phương Bắc và cũng không thể nhìn xa đến biển Đông. Hơn nữa, Một ông vua đại diện cho quyền uy quốc gia, có hàng vạn quân lính, quốc gia gặp nguy, mỗi dân chúng đều có thể chiến đấu… tại sao lại tự hạn chế bản thân, làm lính canh biên cương như lời nói trên của Hải Lượng Thiền sư?

Cũng vì lúc xuất gia vua Trân Nhân Tông cũng không giải thích tại sao ông lại chọn dãy núi này làm nơi tu hành, nên không ít người đời sau đã đưa ra những đánh giá chủ quan mà trong số đó được nhiều người mặc nhiên công nhận. Điều đó đã làm giảm sút, lệch lạc động cơ và mục đích tu hành rất cao cả, thiêng liêng của vua Phật Trần Nhân Tông. Tuy nhiên dựa theo các yếu tố lịch sử và và vị trí có thể đưa ra một số lý do như sau
Thứ nhất: Yên Tử là nơi có vị trí, ý nghĩa đặc biệt đối với dòng họ nhà Trần cũng như Trần Nhân Tông.
Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng “nhà Trần là dân đánh cá, vốn là người Đãn, một cư dân sống dọc theo biển từ Phúc Kiến trở xuống, di cư đến Việt Nam và trở thành một thế lực vào thời Lý mạt”. Đông Triều có thể là nơi định cư đầu tiên của nhà Trần sau cuộc di cư về Nam ấy. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Trước kia tổ tiên vua (Trần Cảnh – Trần Thái Tông) là người đất Mân”.
Trong phần lăng mộ của tỉnh Hải Dương, Đại Nam nhất thống chí viết: “Lăng Tư Phúc nhà Trần ở xã Yên Sinh, huyện Đông Triều. Lăng tẩm Trần Thái Tông, Thánh Tông và Giản Định đế đều ở đây. Các đời Hồng Thuận và Hoằng Định triều Lê đều có tu bổ, lâu ngày đổ nát, nền cũ vẫn còn; năm Minh Mệnh thứ 21 sửa đắp lại và dựng bia.
[Xét sử chép (kỷ Trần Anh Tông) bia thần đạo ở Yên Sinh nói rằng tiên tổ nhà Trần vốn là người Yên Sinh, huyện Đông Triều, sau dời đến ở hương Tức Mặc phủ Thiên Trường cho nên các vua Trần đều táng ở Yên Sinh, mà khi nhường ngôi xuất gia cũng lấy Yên Sinh làm nơi tu ẩn”. Ngoài ra, khu vực Đông Triều cũng là nơi phong thái ấp cho Trần Liễu, tước hiệu Yên Sinh vương, con cả của Trần Thừa, anh của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh).
Trong cuốn An Nam chí lược , một bộ sách sử viết bằng văn xuôi chữ Hán do Lê Tắc (1263 – 1342) biên soạn khi sống lưu vong tại Trung Quốc ở khoảng nửa đầu thế kỷ đã ghi chép khá rõ về Yên Tử:
“Núi Yên Tử gọi là Yên Sơn hoặc Tượng Sơn, bề cao lên quá tầng mây. Đầu niên hiệu Hoàng Hựu, nhà Tống (1049-1053), triều đình lại ban tên Tử Y Đông Uyên. Đại sư là Lý Tự Thông có dâng lên vua hải nhạc danh sơn đồ và vịnh thơ tán:
Phúc Địa thứ tư tại Giao Châu là Yên Tử sơn. Tân kỳ chóp núi nêu vài nụ, Yểu điệu hình khe trổ một ngành. Tiên cỡi loan qua ngồi cảnh Tịnh, Người xem rồng xuống giỡn đầm xanh”.
Yên Tử là một trong bốn phúc địa của Giao Châu, được coi là nơi linh thiêng từ thời Lý, thời Trần. Chính vì thế không phải vô cớ khi Trần Nhân Tông lại chọn Yên Tử làm nơi tu hành của mình, bởi vì ông đã biết rõ nơi đây chính là là phúc địa (đất phúc).
Yên Tử cũng là nơi Trần Thái Tông – ông nội của Trần Nhân Tông – đã đến để “cầu làm Phật” khi còn trẻ (năm 1236). Nhưng nhờ sự khuyên bảo của Trúc Lâm Đạo Viên và sự can dự của Thái sư Trần Thủ độ cùng quần thần, Trần Thái Tông đã trở về làm vua và trở thành một minh quân có tâm Phật.
Yên Tử cũng là nơi Trần Thánh Tông – cha của Trần Nhân Tông – hay đến thăm và viết thơ. Trần Nhân Tông khi 16 tuổi (1274) đã từ chức Hoàng thái tử để nhường cho em mình là Đức Việp, nhưng không được chấp nhận. Sau đó, Ngài đã bỏ đi tu ở Yên Tử, sự kiện này được ghi lại trong Thánh đăng ngữ lục.
Yên Tử cũng là nơi thường thăm viếng của Thượng hoàng Trần Thánh Tông – phụ thân vua Phật Nhân Tông. Những áng thơ hay của Trần Thánh Tông cũng được viết ra từ non thiêng Yên Tử. Bản thân vua Trần Nhân Tông năm 16 tuổi (1274) được vua cha lập làm Hoàng thái tử nhưng ông từ chối, muốn nhường lại cho em mình là Đức Việp mà không được. Sau đó có lần Hoàng thái tử đã bỏ nhà lên núi Yên Tử định đi tu. Sự kiện này đã được ghi trong Thánh đăng ngữ lục.
Cho nên, “vùng Đông Triều – Yên Tử có một vị trí đặc biệt với dòng họ nhà Trần. Có thể gọi vùng này là linh địa của thời Trần, nên các vị vua triều Trần có chuyện thì về đấy mà khi chết thì cũng về đấy. Người ta thường muốn chết ở nơi quê hương mình”[4]. Mười năm cuối đời dành cho việc xuất gia tu hành, vua Trần Nhân Tông trở về nơi phát tích Yên Tử cũng không ngoài lệ chung gia tộc ấy.
Vì vậy, “vùng Đông Triều – Yên Tử có ý nghĩa đặc biệt với nhà Trần. Đó là linh địa của thời Trần, nên các vị vua triều Trần có chuyện thì về đấy mà khi chết thì cũng về đấy. Việc Trần Nhân Tông sau khi xuất gia cũng đã quay về Yên Tử, theo truyền thống gia tộc cũng không phải điều gì đang ngạc nhiên
Thứ hai, Yên Tử được coi là nơi tiền nhân đã tu hành đạt đạo
Trước đó Yên Tử đã từng lưu danh sự tích Yên Kỳ Sinh tu tiên đắc đạo.. Mặc dù không có chứng cứ sử học, nhưng một bức tượng đá (không biết con người hay thiên nhiên tạo lên) được cho là hình ảnh của Yên Kỳ Sinh ở gần đỉnh núi Yên Tử, chứng tỏ đây là một nơi cổ xưa của đạo giáo và cũng là nơi người ta tu luyện để thành Tiên.
Cuối đời Lý, Yên Tử có tổ sư Hiện Quang, đầu thời Trần có quốc sư Đạo Viên, quốc sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Dao, Thiền sư Huệ Tuệ là thầy độ của đức Điều ngự Giác hoàng, cũng đã tu hành và đắc pháp, khơi nguồn mạch cho dòng thiền Yên Tử.
Các điểm di tích nổi tiếng tại Núi Yên Tử
- Cụm di tích dọc theo tuyến đường chính (đường Yên Tử) bao gồm các chùa: Chùa Trình, chùa Suối Tắm, chùa Cầm Thực, chùa Lân (Thiền viện Trúc Lâm).
- Cụm di tích trung tâm, bao gồm các di tích từ chùa Giải Oan đến chùa Đồng: Chùa Giải Oan, Hòn Ngọc, Tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, am Hoa, am Dược, am Thiền Định, am Ngọa Vân

Chùa Trình: Đây là ngôi chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê và được đại trùng tu vào năm 1993 và năm 1999 để có được diện mạo như ngày hôm nay. Ngôi chùa này được xem là cửa ngõ trong hành trình khám phá núi Yên Tử của du khách. Chùa Trình có kiến trúc hình chữ nhất, bao gồm các công trình như: Tiền đường, Chính điện thờ Phật, Hữu vu thờ Thập Bát La Hán, Tả vu, nhà Tổ thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Ban Trần Triều, Tam Vương và Tam Tòa Thánh Mẫu. Chùa Trình hiện nay còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật bằng đồng và gỗ mít được chế tác tinh xảo

Chùa Đồng: Đây là ngôi chùa được đúc bằng đồng có quy mô lớn nhất tại châu Á, nằm trên đỉnh núi Yên Tử có độ cao 1068 mét so với mực nước biển. Chùa có tổng diện tích khoảng 20 mét vuông và nặng 70 tấn. Chùa được đúc theo nguyên mẫu của chùa Dâu Keo, Bắc Ninh, với bốn mái lợp ngói mũi hài, các đầu đao được trang trí họa tiết rồng thời Trần. Bên trong chùa là nơi thờ Phật Thích Ca và ba vị Tam Tổ Trúc Lâm
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: Đây là một trong những tu viện lớn nhất tại Việt Nam và là nơi dạy và tu học Thiền phái Trúc Lâm. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử có kiến trúc theo phong cách cổ điển, với các công trình như Tam Quan, Tam Bảo, Thư viện Phật giáo và các khu ăn ở cho tăng ni và phật tử. Nằm giữa khung cảnh thiên nhiên nên thơ cùng lối kiến trúc độc đáo, đây là điểm tham quan, du lịch được nhiều du khách ghé thăm, vãn cảnh.

Am Ngọa Vân:Đây là nơi vua Trần Nhân Tông xuất gia tu Phật vào năm 1299 sau khi truyền ngôi cho con là vua Trần Anh Tông. Am Ngọa Vân có kiến trúc gồm hai tầng, được xây dựng bằng gỗ lim và gạch. Am có tám cửa sổ hình vuông, tượng trưng cho Bát Quái. Bên trong am có tượng thờ vua Trần Nhân Tông và các bức tranh thể hiện cuộc đời của ông.
Tượng An Kỳ Sinh: Đây là hai tượng bằng đá được khắc vào thế kỷ 17, nằm ở phía sau chùa Vân Tiêu. Tượng An Kỳ Sinh cao 2,5 mét, là một vị tiên nhân tu luyện ở núi Yên Tử và được coi là người có công giúp vua Trần Nhân Tông thành lập Thiền phái Trúc Lâm. Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông cao 3 mét, là một biểu tượng của sự hiện diện của ông trong thiên nhiên.
Tượng Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông: Đây là tượng bằng đá được khắc vào thế kỷ 17, nằm ở phía sau chùa Vân Tiêu. Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông cao 3 mét, là một biểu tượng của sự hiện diện của ông trong thiên nhiên Tượng được công nhận là bảo vật quốc gia cuối năm 2020, hiện thờ tại tháp Huệ Quang, chùa Hoa Yên. Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của nhà Trần, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển và bảo vệ đất nước. Sau khi truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu Phật và sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Cổng trời – Bia Phật: Đây là hai công trình kiến trúc đặc sắc trên núi Yên Tử, nằm ở gần đỉnh núi. Cổng trời là một cổng bằng đá có hình chữ nhật, cao khoảng 1 mét, rộng khoảng 0,5 mét. Cổng trời được coi là ranh giới giữa trần gian và thiên đường, giữa sự sống và cái chết. Bia Phật là một bia bằng đá có hình vuông, cao khoảng 3 mét, rộng khoảng 2 mét. Bia Phật có khắc hình Phật Thích Ca ngồi trên đài sen, với dòng chữ “Phật tổ Trúc Lâm Yên Tử”. Bia Phật được coi là biểu tượng của sự thống nhất giữa Phật giáo và quốc gia.
Các lễ hội tại núi Yên Tử
Các lễ hội tại núi Yên Tử là những sự kiện văn hóa tâm linh mang ý nghĩa tôn vinh công đức của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Thiền phái Trúc Lâm. Các lễ hội thường được tổ chức vào dịp đầu xuân, từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Một số lễ hội nổi bật trên núi Yên Tử là:
- Lễ hội khai ấn chùa Đồng: Đây là lễ hội chính thức khai mạc các hoạt động lễ hội trên núi Yên Tử. Lễ hội được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch tại chùa Đồng – ngôi chùa bằng đồng lớn nhất châu Á nằm trên đỉnh núi Yên Tử. Lễ hội bao gồm các nghi lễ trang trọng như cúng dường, cầu siêu, cầu an, cầu phúc, khai ấn, phát lộc, phát quà từ thiện… Lễ hội khai ấn chùa Đồng thu hút hàng ngàn du khách và phật tử đến tham dự và chiêm bái.
- Lễ hội suối Giải Oan: Đây là lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch4 tại suối Giải Oan – một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trên núi Yên Tử. Suối Giải Oan có liên quan đến câu chuyện về lòng trung thành của hàng trăm cung nữ đã theo vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng để tu Phật. Khi vua qua đời, các cung nữ đã tự vẫn để giải oan cho mình. Lễ hội suối Giải Oan được tổ chức để tưởng nhớ và tri ân công lao của các cung nữ. Lễ hội bao gồm các hoạt động như cúng dường, cầu siêu, rước kiệu, diễu hành, múa rối nước…
- Lễ hội An Kỳ Sinh: Đây là lễ hội được tổ chức vào ngày 20 tháng Giêng âm lịch tại khu vực có tượng An Kỳ Sinh – một vị tiên được cho là đã tu luyện thành tiên trên núi Yên Tử. Lễ hội An Kỳ Sinh được tổ chức để kính trọng và noi theo gương sáng của An Kỳ Sinh trong việc tu tập và giúp đời. Lễ hội bao gồm các hoạt động như cúng dường, cầu an, cầu tiên, múa lân, múa sư tử…
Núi Yên Tử là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Việt Nam, nơi lưu giữ nhiều di tích gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm và Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Các lễ hội trên núi Yên Tử được tổ chức vào dịp đầu xuân, mang ý nghĩa tôn vinh công đức của các bậc tiền nhân và cầu mong cho một năm bình an, tốt lành. Tham gia các lễ hội, du khách không chỉ được chiêm bái cõi thiêng mà còn được thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và tham gia nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc. Núi Yên Tử là một điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Quảng Ninh, một địa danh góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Bài viết liên quan
Đảo bánh sữa
Giới thiệu chung về đảo Bánh Sữa Đảo Bánh Sữa (thuộc xã Bản Sen) là...
Th9
𝐁𝐀𝐘 𝐙𝐎𝐍𝐄 HẠ LONG- BIỂU TƯỢNG “ĂN – CHƠI – CHILL
𝐁𝐀𝐘 𝐙𝐎𝐍𝐄 – BIỂU TƯỢNG “ĂN – CHƠI – CHILL” MỚI ĐẬM CHẤT THỜI THƯỢNG...
Th7
LOVE IN THE BAY #9: HẸN HÒ CÙNG BẰNG KIỀU VÀ BẢO TRÂM
Bạn đang tìm kiếm một trải nghiệm hẹn hò lãng mạn và độc đáo? Bạn...
Th7
[Review] công viên nước Hà Lan
Công viên nước Hà Lan Quảng Ninh là một khu du lịch sinh thái, góp...
Th7
Tàu cao tốc đi Cô Tô (giá vé & lịch trình)
Để có một chuyến đi Cô Tô hoàn hảo, bạn cần chọn một phương tiện...
Th7
Chùa Hoa Yên (chùa Cả)
Chùa Hoa Yên tọa lạc tại độ cao 535m so với mực nước biển, đây...
Th7