Với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, huyện miền núi Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh được biết đến là điểm đến hấp dẫn đối với những du khách ưa mạo hiểm. Một trong những điểm đến chưa nhiều người khám phá là thác Khe Vằn ở xã Húc Động. Du khách sẽ bị ấn tượng bởi thác ba tầng hùng vĩ, nhất là vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8 khi dòng nước trắng xóa tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ.
Giới thiệu về thác Khe Vằn
Với địa hình núi dốc, khe núi ở huyện bình liêu đã hình thành những thác nước kỳ vĩ thơ mộng, là điểm đến cho người dân địa phương và du khách trong những ngày hè oi ả. Nổi tiếng nhất vẫn là thác Khe Vằn, một thác nước tự nhiên vô cùng độc đáo thuộc xã Phúc Động cách trung tâm thị trấn Bình Liêu 12km về hướng Đông Nam.

Thác Khe Vằn sở dĩ có tên gọi như vậy là do dòng suối chảy từ thôn Khe Vằn xuống, tuy nhiên theo người dân địa phương thì ban đầu tháp có tên là khe Vân ( khe là khe suối, Vân là mây nên đây cũng cũng được gọi là thác Khe Mây) nhưng sau này người dân gọi chệch đi thành thác Khe Vằn.
Thác Khe Vằn gồm 3 tầng hùng vĩ với chiều cao ước chừng hơn 100m, nước chảy mạnh đặc biệt vào mùa mưa, tạo nên những âm thanh rì rào như bản hùng ca đêm ngày của núi rừng. Mối tầng thác lại mang một vẻ đẹp khác nhau:
Tầng đầu tiên có không gian rộng lớn nhất trong ba tầng tháp phân tách của Khe Vằn. Đây cũng là tầng dễ nhận thấy và thu hút ánh nhìn của khách du lịch nhất. Nó nằm ngay trên một mỏm đá lớn chính giữa con suối, giống như chiếc vòi của một con voi ngoan ngoãn nằm phục tùng. Dưới chân thác là một hồ nước rộng được tạo thành bởi dòng nước lớn từ thác chảy xuống. Nước hồ trong xanh, cùng với thác nước tung trắng trời điểm thêm cỏ cây hoa lá trên vách đá, khiến khung cảnh càng trở nên đẹp và thi vị. Hai bên xung quanh thác là hàng ngàn viên đá lớn nhỏ khác nhau, xếp lớp bề thế, tạo ra vẻ đẹp tự nhiên đầy ấn tượng.
Tầng thác thứ hai có dòng nước chia làm hai, một bên to, một bên nhỏ. Nước từ trên cao chảy xuống và đập vào đá, tạo ra nhiều tầng nước trắng xóa. Dưới chân thác là một hồ nước lớn, trong vắt và mát lạnh. Tại đây, du khách có thể thấy được những hình thù đá thú vị do bị bào mòn bởi nước.
Tầng tháp thứ 2 có sự kết nối rất sống động khi tiếp tục phân tách thành 2 dòng nước rẻ xuống làm 2, 1 bên to 1 bển nhỏ, nước từ trên cao chảy xuông và đập vào đá tạo thành nhiều tầng và tung ra nước tráng xóa .Dưới chân thác, nước chảy mạnh xối vào núi đá lâu dần hình thành nên một bể nước, trong vắt và mát lạnh. Tại đây, du khách có thể thấy được những khối đá lơn, có hình thù thú vị và bằng phẳng do bị bào mòn bởi nước, du khách có thê nằm nghỉ ngơi trên mặt đá.

Tầng thác cao nhất khiến du khách ngỡ ngàng trước sự hùng vĩ của thiên nhiên. Thác như một bức tranh phong cảnh trên cao, với một vùng nước rộng lớn như một bể bơi. Phía xa là ngọn núi cao nhất Bình Liêu và những cánh đồng bậc thang, ngôi làng như bức tranh thiên nhiên được vẽ nên.
Thác khe vằn mang sắc thái riêng theo từng mùa, mùa mưa đến dòng thác nước siết nhau chảy xuống dữ dội tạo thành bản hòa ca vang khắp núi rừng. Nhưng khi mùa khô tới dòng thác chảy chậm, nước được thu gọn lại thành 1 đường, hiền hòa như khúc ca chữ tình lồng ấm. Dòng nước từ thác Khe Vằn chảy vào suối Pắc Hoóc rồi tiếp tục chảy ra sông Tiên Yên. Do đó có thể coi thác Khe Vằn như là thượng nguồn của sông Tiên Yên.
Cách di chuyển tới thác Khe Vằn
Thác Khe Vằn cách thị trấn Bình Liêu 12km về phía Đông Nam, trên con đường vào xã Húc Động quanh co như những dải lụa quấn quanh núi rừng và những cánh đồng lúa tuyệt đẹp của đồng bào dân tộc Tày. Khe Vằn không xa nhưng thời gian đi ước chừng 30 phút bởi đường tương đối nhỏ, khó đi mặc dù đã được đổ bê tông, du khách nên sử dụng xe số để phù hợp cho việc di chuyển trên tuyến đường này. Tuy nhiên, lái xe phải thật tập trung, khi phát hiện có xe ngược chiều bấm còi, bật đèn báo hiệu, rồi tìm chỗ tránh. Từ bãi đậu xe, du khách phải đi thêm 3km đường xuyên rừng mới đến được thác nước. Trên đường đi, du khách có thể bắt gặp người dân tộc sán chỉ và người dao đang làm việc.

Nếu muốn trải nghiệm không gian núi rừng, du khách có thể cắm trại qua đêm ở khu vực thác, ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ của dòng nước chảy ào ào qua những kẽ đá, và tận hưởng không khí trong lành của nơi đây. Du khách nên chuẩn bị lều để dựng trại và có chỗ nghỉ vào buổi tối. Ngoài ra, du khách cũng nên mang theo đồ ăn hoặc mua ít thị trâu ở bản khi đi vào khu vực thác. Một trải nghiệm thú vị khác là bắt cá mút đá, một loại cá đặc trưng của các hồ nước suối dưới chân thác. Du khách có thể nướng cá và thưởng thức hương vị độc đáo của món ăn này.
Nếu muốn trải nghiệm không gian núi rừng, du khách có thể cắm trại qua đêm ở khu vực thác, ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ của dòng nước chảy ào ào qua những kẽ đá, và tận hưởng không khí trong lành của nơi đây. Để đảm bảo, du khách nên chuẩn bị và kiểm tra kỹ lều và tìm chỗ phù hợp để dựng trại để có chỗ nghỉ vào buổi tối. Do đây là khu vực rừng núi không có dịch vụ gì, nên du khách cần mang theo đồ ăn trước khi tới đây cắm trại, nếu thích món thịt trâu gác bếp du khách có thể mua một ít ở bản khi đi vào khu vực thác. Tại khu vực hồ nước dưới chân thác có khá nhiều loại cá, đặc biệt là cá mút đá, một loại cá đặc trưng nơi đây. Du khách có thể bắt và nướng cá và thưởng thức hương vị độc đáo của món ăn này.

Du khách cũng nên lưu ý chọn thời tiết đẹp để đi, vì đôi khi sẽ có những cơn mưa bất chợt đặc biệt vào buổi tối. Nếu cơn mưa tiếp tục cả đêm thì buổi sáng nơi đây sẽ có sương mù khắp một vùng, và gần như rất khó để du khách có thể leo thác vào thời điểm này.
Từ dưới thác nhìn lên, nhiều du khách có thể cảm thấy thách thức trước còn đường dẫn lên đỉnh thác. Mặc dù các bậc thang được thiết kế để du khách có thể dễ dàng để leo, nhưng do thác tương đối cao, chưa kể đến độ trơn trượt do rêu nên du khách cần phải cẩn thận khi leo tránh bị trơn trượt.

Đường lên tầng 2 và tầng 3 của thác từ tầng đầu tiên có lối đi khác nhau nhưng đều có bậc thang dẫn lên thác, tuy nhiên du khách có thể đi tắt từ tầng 2 lên tầng 3 nhưng con đường này khá nguy hiểm nên nếu bạn không quen đường rừng, trèo núi thì tốt hơn hãy đi đường chính.
Văn hóa của người dân khu vực thác Khe Vằn

Bất chấp vẻ đẹp và sự quan tâm về sắc tộc của địa điểm này, du lịch vẫn chưa phát triển ở đó và du khách chỉ có thể ngủ tại nhà dân. Mặt khác, địa điểm này vẫn giữ được vẻ hoang sơ và thu hút những phượt thủ. Họ có thể ở lưu trú trong những ngôi nhà của người dân địa phương, thưởng thức tiếng hát và các món ăn địa phương như cá nướng (bắt ở suối), ốc và cua luộc (bắt ở trên núi).
Vào ban đêm, những du khách có thể quây quần bên đống lửa. Hát múa xong, chủ nhà sẽ đãi họ những chiếc bánh hình sừng trâu luộc. Du khách có thể tham gia cùng những người phụ nữ địa phương gói bánh này, nó không quá khó nên ai cũng có thể làm. Nhân bánh bao gồm đậu xanh và gạo nếp và sử dụng lá tre gói lại rồi luộc bánh để chiêu đãi những du khách đói bụng lúc nửa đêm.
Bài viết liên quan
Đảo bánh sữa
Giới thiệu chung về đảo Bánh Sữa Đảo Bánh Sữa (thuộc xã Bản Sen) là...
Th9
𝐁𝐀𝐘 𝐙𝐎𝐍𝐄 HẠ LONG- BIỂU TƯỢNG “ĂN – CHƠI – CHILL
𝐁𝐀𝐘 𝐙𝐎𝐍𝐄 – BIỂU TƯỢNG “ĂN – CHƠI – CHILL” MỚI ĐẬM CHẤT THỜI THƯỢNG...
Th7
LOVE IN THE BAY #9: HẸN HÒ CÙNG BẰNG KIỀU VÀ BẢO TRÂM
Bạn đang tìm kiếm một trải nghiệm hẹn hò lãng mạn và độc đáo? Bạn...
Th7
[Review] công viên nước Hà Lan
Công viên nước Hà Lan Quảng Ninh là một khu du lịch sinh thái, góp...
Th7
Tàu cao tốc đi Cô Tô (giá vé & lịch trình)
Để có một chuyến đi Cô Tô hoàn hảo, bạn cần chọn một phương tiện...
Th7
Chùa Hoa Yên (chùa Cả)
Chùa Hoa Yên tọa lạc tại độ cao 535m so với mực nước biển, đây...
Th7