Cảng Cái Rồng

Cảng Cái Rồng là cảng biển lớn và đẹp của tỉnh Quảng Ninh, nằm ở huyện Vân Đồn. Đây là nơi trung chuyển cho các tuyến đường thủy ra các xã đảo và huyện đảo. Cảng cũng là nơi neo đậu của nhiều phương tiện của ngư dân. Cảng Cái Rồng không chỉ có vai trò kinh tế mà còn là điểm du lịch hấp dẫn, với vẻ đẹp của vùng biển Vịnh Bái Tử Long và những hòn đảo xinh đẹp. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin cần biết về cảng Cái Rồng hãy tìm hiểu nhé

Đôi nét về Cái Rồng

Đến với Cái Rồng huyện Vân Đồn, không ít người bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của nơi đây. Vì Cái Rồng được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho rất nhiều cảnh đẹp, có bến cảng nơi tấp nập tàu thuyền, có phố biển giữa muôn trùng núi với những dãy nhà san sát, có động Đông Trong, Hòn Đũa, Hòn Tỳ Nam…, là những danh thắng tuyệt đẹp. Và nơi đây cũng là một địa danh gắn với truyền thuyết lý kỳ và những dấu ấn lịch sử đặc biệt.

Khu vực Cái Rồng Huyện Vân Đồn
Khu vực Cái Rồng Huyện Vân Đồn

Truyền thuyết kể rằng: Biển Đông của người Lạc Việt xưa giàu có, vịnh sâu có ngọc trai, vùng lớn có nhiều tôm, cá… Thấy vậy, giặc ngoài biển khơi thường tràn vào cướp bóc. Dân làng bị mất hết sông dài, lạch lớn, vịnh sâu, thuyền bè bị chìm đắm nên kêu khóc thảm thương. Rồng thần thấy người dân lầm than nên hú, rên xiết liền hội quân binh thần tướng xuống giúp. Cả đoàn long quần, long giáng đều hạ trại trước Cửa Lục (sau có tên là Vịnh Hạ Long). Đích thân rồng mẹ hoá phép thành núi Cái Rồng sừng sững trước Cửa Suốt, chỉ huy đám quần long cùng thiên tướng, thiên binh. Dưới sự chỉ huy của mẹ rồng, cả bầy rồng hiệp sức với Lân, Qui, Phượng Hoàng… làm cả vùng sáng động, biển gầm dữ dội. Giặc cướp hoảng sợ thần uy, sấm sét của nhà Rồng vội thu quân tháo chạy, trả lại sự bình yên cho biển Đông. Sau này, nơi rồng mẹ hoá thân chặn giặc được gọi là núi Cái Rồng.

Cái Rồng là nơi có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế – quân sự – quốc phòng trong các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Nguyên Mông. Cái Rồng với vị trí chiến lược đã trở thành nơi trú quân bảo toàn lực lượng của vua Trần. Là nơi Trần Khánh Dư bố trí quân mai phục, đánh tan quân giặc, cướp lương thực khí giới. Về kinh tế, tuy Cái Rồng không phải chính cảng của thương cảng Vân Đồn nhưng cũng là một thương cảng sầm uất buôn bán phát triển. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cùng với quân dân cả nước và đảng bộ nhân dân Cái Rồng đã tích cực đóng góp sức người sức của tham gia kháng chiến thành công.

Cảng Cái Ròng từ trên cao
Cảng Cái Ròng từ trên cao

Đặc biệt vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quy hoạch thị trấn Cái Rồng, kè cầu cảng, mở đường chính ra cảng để phát triển phố phường từ đó tạo tiền đề quan trọng cho Cái Rồng hôm nay.

“Theo ông Vũ Xuân Kính, vào năm 1981 thì cảng Cái Rồng là bến tàu đánh cá của ngư dân xã Thanh Hà nhưng sau khi trải qua 40 năm xây dựng và phát triển. Thì cảng Cái Rồng ngày nay với 2 bến cảng trong đó 1 cảng chuyên biệt để phục vụ cho du lịch và một cảng phục vụ cho phát triển kinh tế của ngư dân địa phương.”

Vùng đất do rồng mẹ hóa thân chặn giặc xưa kia, nay đã trở thành một đô thị phát triển. Kinh tế của Cái Rồng ngày nay phát triển đồng đều và đa dạng cả về du lịch, thủy sản, dịch vụ, nông nghiệp với điểm nhấn là cảng Cái Rồng thuận lợi cho giao thương buôn bán và du lịch của người dân. Từ cảng Cái Rồng du khách có thể xuống tàu đi Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng hay Cô Tô. Trên bản đồ du lịch của cả nước Cái Rồng được biết đến như một địa điểm đẹp, hấp dẫn không chỉ có khung cảnh đẹp Cái Rồng còn hấp dẫn về lòng hiếu khách, nhiệt tình của người dân bởi những món hải sản mang hương vị đặc trưng của vùng biển Đông Bắc. Hiện nay thị trấn Cái Rồng đang bứt phá hàng ngày, trở thành trung tâm kinh tế – xã hội của huyện Vân Đồn.

Giới thiệu cảng Cái Rồng

Cảng Cái Rồng là một cảng biển lớn nằm ở khu 9, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Cảng có vị trí chiến lược, là cửa ngõ kết nối với các đảo du lịch nổi tiếng như Cô Tô, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, nằm trong quần thể Vịnh Bái Tử Long. Cảng chính thức hoạt động từ tháng 4 năm 2017, do Công ty TNHH Vận tải Ka Long quản lý và khai thác. Công ty này đã đầu tư đồng bộ hạ tầng cảng, bến khách với nhà chờ mới rộng 300m2, mái che rộng 500m2 được bố trí 450 ghế ngồi, đảm bảo tiếp nhận 1.000 hành khách cùng lúc. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách, cảng còn được trang bị hệ thống bảng thông báo điện tử hiện đại, loa phát thanh thông báo, cập nhật lịch tàu chạy, cổng soát vé bằng thẻ từ điện tử kết nối với hệ thống máy chủ.

Khu vực bến cảng Cái Rồng
Khu vực bến cảng Cái Rồng

Cảng cũng là nơi neo đậu của ngư dân địa phương sau mỗi chuyến ra khơi đánh bắt thủy sản trở về đất liền. Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Ka Long, cảng Cái Rồng có thể đón 5.000 – 6.000 lượt khách mỗi ngày, trong đó có khoảng 2.000 lượt khách đi Cô Tô. Hiện nay, Tại cảng có 93 phương tiện vận tải khách đăng ký hoạt động. Trong đó có 69 tàu cao tốc, 2 tàu biển, 3 tàu vỏ nhựa, 5 tàu vỏ thép, 12 tàu vỏ gỗ và 2 tàu composite. Với số lượng tàu như vậy có thể đáp ứng hơn 15.000 khách/ngày. Thời điểm này, trung bình mỗi ngày cuối tuần cảng Cái Rồng đón từ 4.000-5.000 du khách, dịp lễ 30/4 – 1/5 đón trên 10.000 du khách. Các tàu chạy theo lịch trình cố định, từ 7h đến 15h hàng ngày, tuỳ theo tuyến đảo mà thời gian di chuyaển từ 45 phút đến 2 tiếng.

Tuy nhiên, từ ngày 5/4/2023, cảng Cái Rồng đã giới hạn hoạt động, chỉ tiếp nhận các phương tiện thủy có đăng kiểm vận tải hàng hóa đồng thời chở hành khách và tàu chở công nhân đi làm ngoài vùng nội thủy huyện Vân Đồn. Đây là một biện pháp để rà soát lại toàn bộ điều kiện an toàn hạ tầng cảng Cái Rồng theo quy định của pháp luật và tỉnh Quảng Ninh. Ông Nguyễn Văn Thành cho biết, cảng Cái Rồng đã hoạt động được 6 năm và đã đón hàng triệu lượt khách du lịch đến các đảo nổi tiếng, nhưng cũng đã xuất hiện nhiều vấn đề về an toàn, như sự xuống cấp của cầu cảng, bến tàu, nhà chờ, hệ thống điện, nước, cứu hộ… Do đó, việc giới hạn hoạt động là để kiểm tra, sửa chữa và nâng cấp các thiết bị, cũng như đào tạo lại nhân viên, lái tàu, cán bộ quản lý.

Hoạt động vận chuyển khách tại cảng Cái Rồng
Hoạt động vận chuyển khách tại cảng Cái Rồng

Việc giới hạn hoạt động của cảng Cái Rồng đã gây ra nhiều lo lắng cho các chủ tàu du lịch, bởi họ phải đưa phương tiện ra bến cảng Ao Tiên mới được hoạt động. Tuy nhiên, bến cảng Ao Tiên không phù hợp với loại tàu cao tốc cỡ nhỏ, khiến hành khách lên xuống nguy hiểm và bất tiện. Cầu cảng tại bến Ao Tiên có thiết kế cao nên những tàu nhỏ thì khách sẽ gặp khó khăn, nguy hiểm trong vấn đề lên xuống tàu. Theo ông Nguyễn Văn Hùng, chủ một tàu cao tốc chở khách, bến cảng Ao Tiên chỉ phù hợp với loại tàu lớn, có thể chở từ 300 đến 500 khách, còn loại tàu nhỏ, chỉ chở từ 40 đến 100 khách thì rất khó khăn để neo đậu và lên xuống. Ông cũng cho biết, bến cảng Ao Tiên cách cảng Cái Rồng khoảng 10 km, nên việc di chuyển phương tiện cũng tốn thời gian và chi phí. Các chủ tàu mong muốn có một lộ trình dần dần để chuyển đổi cảng, đảm bảo an toàn và thuận lợi cho du khách. Họ cũng hy vọng cảng Cái Rồng sớm hoàn thành việc rà soát và nâng cấp, để có thể hoạt động trở lại.

Giá vé và lịch trình các tuyến xuất phát từ cảng Cái Rồng

Từ cảng, bạn có thể lựa chọn nhiều loại tàu cao tốc khác nhau để đi ra các đảo, với giá vé và thời gian di chuyển phù hợp với nhu cầu của bạn. Dưới đây là một số thông tin về giá vé và lịch trình các tuyến xuất phát từ cảng Cái Rồng:

  • Tuyến Cái Rồng – Cô Tô: Đây là tuyến phổ biến nhất, vì Cô Tô là đảo du lịch nổi tiếng nhất ở Quảng Ninh. Bạn có thể chọn tàu cao tốc cao cấp với giá vé 300.000 đồng/người/lượt, thời gian di chuyển khoảng 45 phút. Hoặc bạn có thể chọn tàu cao tốc thường với giá vé 250.000 đồng/người/lượt, thời gian di chuyển khoảng 90 phút. Hoặc bạn có thể chọn tàu gỗ với giá vé 150.000 đồng/người/lượt, thời gian di chuyển khoảng 4 tiếng. Giá vé cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi là 250.000 đồng/lượt cho tàu cao tốc cao cấp, 150.000 đồng/lượt cho tàu cao tốc thường và 100.000 đồng/lượt cho tàu gỗ. Trẻ em dưới 3 tuổi được miễn phí vé tàu ngồi kèm bố mẹ.
  • Tuyến Cái Rồng – Quan Lạn: Đây là tuyến thứ hai được nhiều du khách lựa chọn, vì Quan Lạn là đảo có bãi biển đẹp và hải sản ngon. Bạn có thể chọn tàu cao tốc với giá vé 200.000 đồng/người/lượt, thời gian di chuyển khoảng 45 phút. Hoặc bạn có thể chọn tàu gỗ với giá vé 100.000 đồng/người/lượt, thời gian di chuyển khoảng 2 tiếng. Giá vé cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi là 150.000 đồng/lượt cho tàu cao tốc và 50.000 đồng/lượt cho tàu gỗ. Trẻ em dưới 3 tuổi được miễn phí vé tàu ngồi kèm bố mẹ
  • Tuyến Cái Rồng – Minh Châu: Đây là tuyến ít được chú ý hơn, nhưng Minh Châu cũng là đảo có bãi biển đẹp và yên tĩnh. Bạn có thể chọn tàu cao tốc với giá vé 200.000 đồng/người/lượt, thời gian di chuyển khoảng 45 phút. Hoặc bạn có thể chọn tàu gỗ với giá vé 100.000 đồng/người/lượt, thời gian di chuyển khoảng 2 tiếng. Giá vé cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi là 150.000 đồng/lượt cho tàu cao tốc và 50.000 đồng/lượt cho tàu gỗ. Trẻ em dưới 3 tuổi được miễn phí vé tàu ngồi kèm bố mẹ
  • Tuyến Cái Rồng – Ngọc Vừng: Đây là tuyến ít được biết đến, nhưng Ngọc Vừng là đảo có nhiều trai ngọc quý hiếm và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ. Bạn có thể chọn tàu cao tốc với giá vé 150.000 đồng/người/lượt, thời gian di chuyển khoảng 45 phút. Hoặc bạn có thể chọn tàu gỗ với giá vé 90.000 đồng/người/lượt, thời gian di chuyển khoảng 4 tiếng. Giá vé cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi là 150.000 đồng/lượt cho tàu cao tốc và 50.000 đồng/lượt cho tàu gỗ. Trẻ em dưới 3 tuổi được miễn phí vé tàu ngồi kèm bố mẹ

Trả lời