Giới thiệu cảng hàng không Cà Mau

Giới thiệu cảng hàng không Cà Mau

Cảng hàng không Cà Mau (tên giao dịch quốc tế: Ca Mau Airport; code ICAO: VVCM; code IATA: CAH) nằm ở phía đông thành phố Cà Mau cách trung tâm thành phố 3km và gần như song song với quốc lộ 1A, phía đông cách biển khoảng 45 km. Từ Quốc lộ 1 (đường Lý Thường Kiệt) vào đến sân bay 100 m. Cảng Hàng không Cà Mau là sân bay vệ tinh, trực thuộc Cụm cảng Hàng không miền Nam. Đây là sân bay hàng không dân dụng cấp 3C có khả năng tiếp nhận các loại máy bay như ATR-72, AN-2, MI-17, KingAir B200 và các loại máy bay khác có trọng tải cất cánh tương đương.

  • Trụ sở: Số 93, đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
  • Điện thoại: (0290)3 833855, 0913 498800
  • Fax: (0290)3 830128

Quá trình hình thành – phát triển và quy hoạch 

Quá trình hình thành:

Sân bay Cà Mau được xây dựng từ thời Pháp, còn gọi là phi trường Moranc, tại thị trấn Quản Long, tỉnh An Xuyên (nay là tỉnh Cà Mau). Khi đó, đường hạ, cất cánh dài 400 mét, rộng 16 mét.

Tháng 6 năm 1962, sân bay này được thiết kế lại với quy mô là 1 sân bay hạng G. Diện tích sân bay là 91,61 hecta, đường hạ cất cánh dài 1050 mét, rộng 30 mét với mục đích phục vụ cho Quân lực Việt Nam Cộng hoà và Không lực Hoa Kỳ với các loại máy bay như trực thăng, L19, OV10, Dakota, C130 lên xuống.

Sau khi tiếp quản năm 1975, Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam Phùng Thế Tài đã ký quyết định số 1525-QĐ-TC về việc tổ chức biên chế các đơn vị trực thuộc sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó nêu rõ sân bay Quản Long thuộc sự quản lý của Cụm sân bay Tân Sơn Nhất và được gọi là Cảng Hàng không Cà Mau. Tuy nhiên, sân bay bị bỏ hoang một thời gian dài đến năm 1995 mới khôi phục chuyển sang mục đích dân sự. Năm 1995 Cụm cảng Hàng không miền Nam tiến hành nâng cấp, xây dựng mới nhà ga và khu nhà văn phòng Cảng Hàng không Cà Mau.

Năm 1999 đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đậu tiếp tục được nâng cấp và kéo dài với quy mô đường hạ cất cánh đạt chiều dài 1500 m, rộng 30 m, bề mặt phủ bê tông nhựa đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay ATR72 và các máy bay tương đương.

Năm 2021 đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đậu tiếp tục được nâng cấp và kéo dài với quy mô đường hạ cất cánh đạt chiều dài 2300 m, rộng 35 m, bề mặt phủ bê tông nhựa đảo tiếp nhận các loại máy bay E190LR, E195 và các máy bay tương đương.

Năm 2025 đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đậu tiếp tục được nâng cấp và kéo dài với quy mô đường hạ cất cánh đạt chiều dài 2300 m, rộng 35 m, bề mặt phủ bê tông nhựa đảo tiếp nhận các loại máy bay A220, A319, A320 và các máy bay tương đương.

Quy hoạch phát trển:

Giai đoạn 2015 – 2025 của Bộ giao thông vận tải, Cảng Hàng không Cà Mau đến năm 2015 sẽ là cảng hàng không cấp 3A (theo mã chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp I, trong đó đường hạ cất cánh hiện tại sẽ được kéo dài đạt kích thước 2750m x 38m, đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay như ATR-72, F70 , Airbus A220, Embraer E195 và tương đương với số máy bay tiếp nhận tại giờ cao điểm là 2; Lượng hành khách tiếp nhận là 200.000 lượt hành khách/năm, lượng khách giờ cao điểm : 150 hành khách/giờ cao điểm.

Đến giai đoạn 2025-2030, Cảng Hàng không Cà Mau sẽ là cảng hàng không cấp 4C, xây dựng đường hạ cất cánh mới 3800m x 50m, đảm bảo khai thác máy bay A321/A330/B777/B767 và tương đương với số máy bay tiếp nhận tại giờ cao điểm là 15; Lượng hành khách tiếp nhận là 16 triệu lượt hành khách/năm, lượng khách giờ cao điểm là 4000 hành khách/giờ cao điểm.

Giai đoạn 2025 – 2035, sân bay này giữ nguyên quy mô sân bay dân dụng cấp 4E, nhưng nâng công suất thiết kế lên 40 triệu khách/năm.

Các chuyến bay và các hãng hàng không

Vietnam Airlines , VASCO Thành phố Hồ Chí Minh
Bamboo Airways Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hải Phòng, Côn Đảo

Xem thêm: Hệ thống các sân bay tại Việt Nam (dân sự – quân sự)

Trả lời