Bạn chưa đi máy bay bao giờ và đang tự hỏi liệu đi máy bay có bị say không? nếu say thì có giống với say tàu xe không? Liệu có cách nào chống say hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn những triệu chứng có thể bạn sẽ gặp khi đi máy bay.
Đi máy bay liệu có say hay không và những cách chống say khi đi máy bay?
Nhiều người có thể nghĩ rằng máy bay có không gian rộng nên sẽ khó say như khi đi ô tô, nhưng thực tế là khi đi máy bay bạn vẫn sẽ bi say như thường thậm chí bạn còn có thể bị một số triệu chứng mà chỉ khi đi máy báy mới có. Say máy bay hay say tàu xe đều cùng chung một nguyên nhân là do cảm giác hình thành khi chuyển động cảm nhận trong tai, chuyển động cảm nhận ở mắt và cảm nhận ở cơ bắp xung đột với nhau. Khi đó, não bộ không thể xử lý tất cả các tín hiệu xung đột này, gây cho cơ thể cảm giác chóng mặt và buồn nôn.
Các cách chống say khi bay:
- Thuốc chống say: có thể giúp chống say tàu xe và đi máy bay. Mặc dù các loại thuốc này có thể gây buồn ngủ nghiêm trọng, nhưng nó có thể giúp bạn ngủ suốt chuyến bay thay vì cảm thấy các triệu chứng khó chịu khi bay
- Ăn uống trước khi đi: Ăn thực phẩm ít natri và chất béo một vài giờ trước chuyến bay của bạn. Bỏ qua các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể gây khó chịu cho dạ dày của bạn. Ngoài ra, đừng bay khi bụng đói.
- Uống nước: Uống nhiều nước và tránh đồ uống có ga, cồn…
- Lựa chọn chỗ ngồi: chẳng hạn như một chỗ ngồi gần phía trước máy bay hơn. Bạn càng ngồi cuối máy bay càng bị bị gập gềnh. Tốt nhất là một ghế gần cửa sổ từ đó bạn có thể thư giãn bằng cách nhìn ra ngoài của sổ.
- Sử dụng gừng: cách uống nước gừng hoặc nhai kẹo gừng cứng có thể giúp hệ tiêu hóa của bạn thoải mái hơn
- Không đọc sách, xem điện thoại khi bay:.Việc đọc sách hay xem điện thoại càng làm kích thích việc say máy bay của bạn hơn
Các triệu chứng khác mà bạn có thể bị khi đi máy bay
Ù tai khi đi máy bay:
Ù tai khi đi máy bay xảy ra khi cất và hạ cạnh nguyên nhân là do khi áp suất ở tai giữa và áp suất môi trường không cân bằng nhau, khiến màng nhĩ rung động không bình thường. Trong tai có một bộ phận là vòi eustache (có kết nối với tai giữa) có nhiệm vụ điều hòa và cân bằng áp suất. Nhưng khi máy bay cất và hạ cánh, áp suất không khí thay đổi quá nhanh, vòi eustache thường không phản ứng kịp, gây nên các triệu chứng ù tai khi đi máy bay. Hành động nuốt hoặc ngáp khiến vòi eustache mở rộng ra, cho phép không khí đi vào tai giữa nhiều hơn, cân bằng lại áp suất.
Ù tai khi đi máy bay có thể xảy ra ở một hoặc hai bên tai. Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy bao gồm:
- Khó chịu hoặc đau mức độ trung bình ở trong tai.
- Cảm giác đầy hoặc nghẹt ở trong tai.
- Ù tai, giảm thính lực từ mức độ nhẹ tới trung bình.
Nếu ù tai khi đi máy bay mức độ nặng, các triệu chứng có thể là:
- Đau mức độ nặng.
- Tăng áp suất tai.
- Suy giảm thính lực từ trung bình đến nặng.
- Có tiếng ồn trong tai.
- Cảm giác chóng mặt.
- Chảy máu tai.
Ù tai khi đi máy bay có thể phòng tránh được bằng một số hành động đơn giản:
- Ngáp và nuốt trong khi máy bay cất cánh và hạ cánh: những hành động này tác động lên các cơ gây mở vòi eustache. Nếu cảm thấy khó nuốt, mút kẹo hoặc nhai kẹo cao su có thể giúp ích.
- Sử dụng nghiệm pháp Valsalva trong lúc máy bay cất cánh và hạ cánh: ngậm miệng, lấy tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ từ từ dồn khí ra mũi. Lặp lại vài lần, đặc biệt là trong quá trình máy bay hạ cánh để cân bằng áp suất giữa hai tai và khoang máy bay.
- Tránh ngủ trong quá trình máy bay cất cánh và hạ cánh: không nên ngủ trong lúc máy bay cất cánh và hạ cánh để có thể thực hiện các hành động giúp cân bằng lại áp suất khi bắt đầu cảm thấy các triệu chứng.
- Cân nhắc lại kế hoạch di chuyển: nếu có thể, đừng đi máy bay khi đang bị cảm lạnh, bị viêm xoang nhiễm khuẩn, bị ngạt mũi, hoặc bị viêm tai nhiễm khuẩn. Nếu đã phẫu thuật tai gần đây, hãy tham vấn với bác sĩ thời điểm an toàn có thể đi máy bay.
- Dùng thuốc xịt mũi không cần kê đơn: nếu bị ngạt mũi có thể sử dụng các loại thuốc xịt mũi không cần kê đơn trước khi cất cánh và hạ cánh từ 30 phút tới 1 giờ. Tránh sử dụng quá nhiều bởi nếu dùng 3 tới 4 ngày sẽ khiến tình trạng ngạt mũi tăng lên.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc uống chứa decongestant: sử dụng decongestant đường uống trước khi khởi hành từ 30 phút tới 1 giờ có thể giúp ích; tuy nhiên với những người bị bệnh tim, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đang mang thai hoặc với trẻ nhỏ thì không được uống.
- Thử sử dụng nút tai: nút tai từ từ cân bằng lại áp suất lên màng nhĩ trong quá trình cất cánh và hạ cánh, tuy nhiên dù sử dụng nút tai nhưng vẫn phải thực hiện các động tác ngáp và nuốt để làm giảm áp suất.
Huyết khối tĩnh mạch
Huyết khối tĩnh mạch (cục máu đông) hình thành trong các tĩnh mạch sâu ở chi dưới di chuyển lên. Các cục máu đông theo hệ thống tĩnh mạch chi dưới, lên tĩnh mạch chủ bụng, vào tâm nhĩ phải, xuống tâm thất phải, lên động mạch phổi. Nếu cục máu đông có kích thước đủ lớn sẽ gây tắc nghẽn động mạch phổi khiến cho bệnh nhân bị suy hô hấp và có thể tử vong nhanh chóng nếu tắc các nhánh lớn của động mạch phổi. Trong số bệnh nhân đó chủ yếu là những người đã ngồi trên máy bay với khoảng cách lớn hơn 5.000km. Trường hợp hành khách đột tử trên các chuyến bay không phải là hiếm; vì vậy, biết nguy cơ để phòng ngừa là rất quan trọng.
Nguyên nhân do đâu?
Trong khoang máy bay hành khách, không khí rất khô, do đó có thể gây mất nước cho hành khách dẫn đến cô đặc máu làm máu dễ đông trong các tĩnh mạch sâu. Áp lực thấp khi máy bay lên cao, ngồi bất động lâu trong những chiếc ghế chật cũng góp phần gây huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Điều này đã được chứng minh bằng tỉ lệ nhồi máu phổi cao hơn ở nhóm hành khách ngồi khoang thường so với nhóm hành khách ngồi khoang VIP (ghế rộng và cử động thoải mái hơn). Các yếu tố khác như hành khách phải thắt dây an toàn liên tục, không được đi lại khi máy bay di chuyển trong vùng thời tiết xấu làm tăng tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.
Những người có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và nhồi máu phổi khi đi máy bay là những người đang mắc các chứng bệnh sau:
- Bị ung thư;
- Bị bệnh tim phổi mạn tính (suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn…);
- Bệnh nhân có các rối loạn đông máu; béo phì, tiền căn bị viêm tắc, giãn tĩnh mạch chi dưới;
- Người mới bị nằm lâu do phẫu thuật;
- Người phải cố định chi dưới do gãy xương;
- Phụ nữ có thai hoặc trong thời kỳ chu sản;
- Người đang dùng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormon thay thế;
- Những người có tuổi từ 40 trở lên, đặc biệt là ở người già.
- Các yếu tố nguy cơ khác gây huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và nhồi máu phổi là thời gian ngồi trên máy bay lớn hơn 10 tiếng và bay quãng đường từ 5.000km trở lên.
Cách để phòng tránh?
Dựa trên một số nghiên cứu lớn, các bác sĩ đã đưa ra một số khuyến cáo về phòng tránh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và nhồi máu phổi cho hành khách đi máy bay. Các biện pháp bao gồm:
- Di lại trong khoang máy bay từ 15 – 30 phút đối với các chuyến bay dài từ 3 tiếng trở lên;
- Làm một số động tác tại chỗ như co giãn cơ xương khớp như vận động bàn chân, gấp chân lên ngực, ngả người ra trước, quay cổ…;
- Chỉ nên ngủ tối đa là 30 phút/lần; hạn chế uống rượu, cà phê để tránh nguy cơ mất nước;
- Uống đủ nước trong suốt chuyến bay;
Bài viết liên quan
Tại sao máy bay có thể bay được?
Là một người đam mê hàng không, bạn đã đọc rất nhiều bài báo thú...
Th11
Kiểm soát viên không lưu: Cơ hội nghề nghiệp và đãi ngộ
Kiểm soát viên không lưu trong tiếng anh gọi là Air traffic control specialists (viết...
Th11
Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới
Cha đẻ của máy bay Anh em nhà Wright có niềm đam mê về việc...
Th11
IPP Air Cargo xin dừng cấp phép bay
Cục Hàng không VN vừa có văn bản gửi Bộ GTVT liên quan đến việc...
Th11
Máy bay không người lái là gì?
Máy bay không người lái hay còn gọi Là Drone, nó thường đề cập đến...
Th11
Cấu tạo của máy bay chi tiết
Để hiểu cách hoạt động của các thành phần chính và các thành phần phụ...
Th11