Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

Giới thiệu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (tên chính thức: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; IATA: SGN là tên viết tắt của Sài Gòn – Tân Sơn Nhất; ICAO: VVTS; là sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với diện tích 850ha là sân bay lớn nhất Việt Nam về mặt diện tích cũng như công suất nhà ga (với công suất thiết kế năm 2018 là 28 triệu lượt khách/năm và quá tải khi lượng hành khách lên tới 38 triệu khách/năm, so với công suất hiện tại của sân bay Nội Bài là 20-25 triệu và diện tích 815ha, sân bay Đà Nẵng là 13 triệu) và là sân bay có lượng khách lớn nhất Việt Nam. Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km , thuộc quận Tân Bình, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam.

Sân bay có hai đường băng song song, trong đó đường băng 07L/25R dài 3.048m rộng 45m, đường băng 07R/25L dài 3.800m rộng 45m, sân bay có thể phục vụ các chuyến bay của nhiều loại máy bay. Nhà ga quốc tế với 10 cầu lồng hàng không (nhiều hơn sáu cái so với ở nhà ga nội địa) thích ứng với cả những loại máy bay thân rộng bay tầm xa như Boeing 747-400, Boeing 777-200/300, Airbus A350, Boeing 767, Airbus A330, Boeing 787, Airbus A380,…

Sân bay hiện có 2 đường băng nằm sát nhau nên không thể cùng một lúc 2 chuyến bay cùng cất, hạ cánh, mà phải thay phiên nhau. Cứ chiếc này cất cánh xong thì chiếc kia mới được hạ cánh.

Hạ tầng sân bay

1. Khu vực sảnh A:

Vietnam Airlines[sửa | sửa mã nguồn]

Hành khách đi vào cổng D2 đến các đảo làm thủ tục hàng A,B,C,D.

  • Trợ giúp đặc biệt: Quầy A1
  • Người già/ Trẻ em: Quầy A2-3
  • Khách đoàn: Quầy A11-12
  • Khách đã có ghế cần gửi hành lý: Quầy B1-6
  • Quầy làm thủ tục VNAXPRESS: Quầy B7-12
  • Khách hạng thương gia và khách có thẻ cao cấp: Hàng C-D
  • Hành khách có đến các kiosk làm thủ tục tự động đặt đối diện hàng A,B (trường hợp không có hành li kí gửi).
Pacific Airlines[sửa | sửa mã nguồn]

Hành khách đi vào cổng D2 đến đảo làm thủ tục hàng E

Khu vực các kiosk làm thủ tục tự động đặt đối diện hàng A,B (trường hợp không có hành li kí gửi).

Bamboo Airways[sửa | sửa mã nguồn]

Hành khách đi vào cổng D4 đến đảo làm thủ tục hàng H, hàng G1-G4 (khách hạng thương gia và khách có thẻ cao cấp)

Khu vực các kiosk làm thủ tục tự động đối diện hàng H (trường hợp không có hành li kí gửi).

Vasco

Hành khách đi vào cổng D2 đến đảo làm thủ tục hàng F

Vietravel Airlines[sửa | sửa mã nguồn]

Hành khách đi vào cổng D4 đến đảo làm thủ tục hàng G

Khu vực sảnh B:

VietJet Air[sửa | sửa mã nguồn]

Hành khách đi vào cổng D5, D6 phía bên phải gần lối sang ga quốc tế. Sau đó di chuyển đến đảo làm thủ tục hàng I, J, K.

Khu vực các kiosk làm thủ tục tự động bố trí hai cánh phía trong cửa D5,D6 (trường hợp không có hành li kí gửi).

2. Nhà ga quốc tế

Nhà ga quốc tế có công suất tối đa 15–17 triệu lượt hành khách/năm với tổng dự toán: 260 triệu USD từ vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản. Tổng thầu thi công là Tổ hợp Liên danh 4 nhà thầu Nhật Bản (KTOM – KajimaTaiseiObayashiMaeda).

Nhà ga có diện tích: 115.834 m², trong đó diện tích đường và sân đậu ôtô: 78.000 m², diện tích đường tầng: 10.540 m², diện tích đường công vụ: 13.000 m².

Bảng thông báo giờ bay tại nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất.

Nhà ga được trang bị: 10 lồng đôi dẫn khách cho máy bay cỡ lớn, 8 băng chuyền hành lý đến, 6 băng chuyền hành lý đi, 8 băng tải cho người đi bộ, hệ thống thông báo bay, 18 thang máy và 20 thang cuốn, 43 máy soi chiếu, 10 cổng từ: 19 cổng ra máy bay,có thể đáp ứng cùng một lúc 20 chuyến bay vào giờ cao điểm. Công trình nhà ga quốc tế mới đã được đưa vào sử dụng lúc 12h20 ngày 14 tháng 8 năm 2007 với chuyến bay số hiệu TR 328 của hãng Tiger Airways. Nhà ga này đã phục vụ thử một số hãng quốc tế và sau đó đã được chính thức đưa vào sử dụng chính thức kể từ ngày 2 tháng 9 năm 2007.

Khu đến và đi của nhà ga quốc tế được chia thành hai lầu riêng biệt.

Nhà ga quốc tế có 120 quầy làm thủ tục từ A-L; 5 quầy nối chuyến; 1 quầy hành lý quá khổ; 48 quầy thủ tục xuất cảnh, 44 quầy thủ tục nhập cảnh[9]; 2 máy soi hải quan đi và 6 máy soi hải quan đến.

Tại nhà ga quốc tế, Cảng đã thực hiện di dời hai quầy Transfer/Transit của VIAGS-TSN và SAGS về vị trí mở rộng bụng ga quốc tế giai đoạn 2 đối diện khu cấp visa của Công an cửa khẩu (cạnh vị trí trực của Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế), nhằm tránh sự xung đột về luồng khách vào làm thủ tục nhập cảnh và luồng khách làm thủ tục Transfer/Transit trong thời gian cao điểm, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Hành khách chủ động sắp xếp thời gian đến khu vực làm thủ tục hàng không trước thời điểm khởi hành 180 phút. Quầy thủ tục sẽ đóng 50 phút trước giờ bay.

Hiện tại, nhà ga quốc tế có công suất tối đa 13 triệu khách mỗi năm.

Các phòng chờ hạng Thương Gia:

+ Lotus Lounge: tầng 3

+ Le Saigonnais: tầng 3

+ Orchid Lounge: tầng 2

+ Apricot Lounge: tầng 2

+ Lotus Lounge 2: tầng 2

Các chuyến bay và tần suất

1. Chuyến bay quốc tế

Hạng Tên điểm đến Số lượt chuyến (hàng tuần)
1 Flag of Thailand.svg Thailand 99
2 Flag of Singapore.svg Singapore 97
3 Flag of Malaysia.svg Kuala Lumpur 77
4 Flag of Japan.svg Tokyo 49
5 Flag of the Republic of China.svg Đài Bắc-Đào Viên 58
6 Flag of South Korea.svg Seoul-Incheon 78
7 Flag of Cambodia.svg Siem Reap 32
8 Flag of Hong Kong.svg Hong Kong 42
9 Flag of the People's Republic of China.svg Quảng Châu 33
10 Flag of Cambodia.svg Phnom Penh 35
11 Flag of South Korea.svg Busan 7
12 Flag of Philippines.svg Manila 18
13 Flag of the People's Republic of China.svg Thượng Hải – Phố Đông 21
14 Flag of Indonesia.svg Jakarta 7
15 Flag of Australia.svg Sydney 10
16 Flag of the Republic of China.svg Cao Hùng 17
17 Flag of Laos.svg Pakse 3
18 Flag of Russia.svg Moscow (Domodedovo + Sheremetyevo) 3
19 Flag of the Republic of China.svg Đài Trung 19
20 Flag of France.svg Paris 10
21 Flag of Qatar.svg Doha 14
22 Flag of Germany.svg Frankfurt 4
23 Flag of Australia.svg Melbourne 10
24 Flag of Japan.svg Osaka 14
25 Flag of USA.svg San Francisco 7
26 Flag of United Arab Emirates.svg Abu Dhabi 0
27 Flag of New Zealand.svg Auckland 0
28 Flag of Turkey.svg Istanbul 7
29 Flag of United Kingdom.svg London 3
30 Flag of Malaysia.svg Johor Bahru 7
31 Flag of Malaysia.svg Penang 7
32 Flag of Cambodia.svg Sihanoukville 6
33 Flag of USA.svg Los Angeles 0
34 Flag of Finland.svg Helsinki 1
35 Flag of Brunei.svg Banda Seri Begawan 4
36 Flag of the People's Republic of China.svg Bắc Kinh 5
37 Flag of the People's Republic of China.svg Côn Minh 3
38 Flag of the Republic of China.svg Đài Nam 8
39 Flag of Japan.svg Fukuoka 3
40 Flag of the People's Republic of China.svg Hàng Châu 5
41 Flag of Japan.svg Nagoya 7
42 Flag of the People's Republic of China.svg Nam Ninh 3
43 Flag of the People's Republic of China.svg Tam Á 5
44 Flag of the People's Republic of China.svg Thâm Quyến 7
45 Flag of Myanmar.svg Yangon 7
46 Flag of Thailand.svg Chiang Mai 4
47 Flag of Indonesia.svg Bali 12
48 Flag of Thailand.svg Phuket 13
49 Flag of India.svg New Delhi 4
50 Flag of India.svg Kolkata 7
51 Flag of Switzerland.svg Zurich 2
52 Flag of Thailand.svg Pattaya 4
53 Flag of the People's Republic of China.svg Hải Nam 2
54 Flag of the People's Republic of China.svg Shenzen 16

2. Chuyến bay nội địa

Hạng Tên điểm đến Số lượt chuyến (hàng tuần)
1 Hà Nội 450
2 Đà Nẵng 260
3 Phú Quốc 253
4 Vinh 126
5 Hải Phòng 120
6 Thanh Hóa 94
7 Đà Lạt 91
8 Quy Nhơn 85
9 Nha Trang 112
10 Huế 111
11 Chu Lai 76
12 Côn Đảo 125
13 Pleiku 39
14 Buôn Ma Thuột 38
15 Đồng Hới 35
16 Tuy Hòa 28
17 Vân Đồn 11
18 Rạch Giá 9
19 Cà Mau 7

Xem thêm: Hệ thống các sân bay tại Việt Nam (dân sự – quân sự)

Trả lời