Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc

Giới thiệu cảng hàng không Phú Quốc

Sân bay quốc tế Phú Quốc (IATA: PQC, ICAO: VVPQ), tên chính thức: Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, là một sân bay mới được xây dựng xong giai đoạn 1 vào cuối tháng 11 năm 2012 và đã bắt đầu phục vụ các chuyến bay từ ngày 2 tháng 12 năm 2012, mã sân bay IATA và mã sân bay ICAO lấy theo mã của sân bay Phú Quốc-Đông Dương . Sân bay này tọa lạc tại xã tại Dương Tơ trên đảo Phú Quốc, Việt Nam, dự án do Tổng công ty cảng hàng không Miền Nam nay là Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam là chủ đầu tư xây dựng với khả năng tiếp nhận máy bay thân rộng đến 4 triệu hành khách/năm.Cảng đạt tiêu chuẩn sân bay quốc tế cho các loại máy bay hiện đại hoạt động, như Boeing 777, Boeing 747-400 và tương đương. Đây là dự án sân bay quốc tế đầu tiên được triển khai tại Việt Nam theo hình thức 100% vốn đầu tư doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư hơn 16.200 tỷ đồng và được đầu tư theo các giai đoạn. Khi đưa vào khai thác

Quy hoạch và tầm nhìn phát triển Cảng hàng không Phú Quốc

trong giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ có công suất là 10 triệu hành khách/năm, tăng 3 triệu hành khách so với quy hoạch hiện hữu và 25.000 tấn hàng hóa/năm.

Trong giai đoạn này, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có tổng số vị trí đỗ tàu bay là 30 vị trí; loại tàu bay khai thác: B747, B787, A350 và tương đương.

Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có công suất là 18 triệu hành khách/năm và 50.000 tấn hàng hóa/năm. Tổng số vị trí đỗ tàu bay là 50 vị trí; loại tàu bay khai thác là B747, B787, A350 và tương đương.

Để đạt mục tiêu nói trên, cùng với việc mở rộng hệ thống đường cất hạ cánh, sân đỗ và các công trình hạ tầng đồng bộ đáp ứng quy hoạch điều chỉnh, giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ tiến hành xây dựng nhà ga hành khách 2 cao trình phía Đông nhà ga hành khách hiện hữu. Tổng công suất đạt 10 triệu hành khách/năm, tùy thời điểm đầu tư nhà ga hành khách, có thể nghiên cứu tiến hành xây dựng ngay nhà ga hành khách với công suất thiết kế đạt 10 triệu hành khách/năm để đáp ứng một phần cho giai đoạn sau năm 2030, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Trong giai đoạn này, Cục Hàng không Việt Nam còn đề xuất xây dựng nhà ga hàng không chung về phía Tây cảng hàng không khi có nhu cầu.

Về tầm nhìn đến năm 2050, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất mở rộng nhà ga hành khách T2, nâng tổng công suất nhà ga đạt 18-20 triệu hành khách/năm. Có dự trữ đất phía Đông của nhà ga để có thể mở rộng khi có nhu cầu (tổng quỹ đất dự trữ để mở rộng nhà ga khu vực T2 đảm bảo cho công suất 30 triệu hành khách/năm, đảm bảo phát triển dài hạn).

Quá trình hình thành và phát triển 

Cảng hàng không Phú Quốc được xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc, vận chuyển chủ yếu máy bay DC3 với sức chứa 32 ghế, sau đó được khai thác tiếp tục trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam.  

Ở thời điểm 2006, có ít nhất ba tập đoàn lớn của Mỹ, Đức và Anh đăng ký khảo sát và tham gia xây dựng. Tổng mức đầu tư xây dựng đường HCC, đường lăn gần 1.500 tỷ đồng, dự án nhà ga hành khách và các công trình phụ trợ hơn 1.567 tỷ đồng. Lễ khởi công xây dựng dự án được tổ chức vào cuối tháng 11 năm 2008. Đến thời điểm tháng 8 năm 2011, các hạng mục chính như đường hạ – cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay (gồm ba gói thầu) và nhà ga hành khách (gồm sáu gói thầu) đang triển khai xây dựng nước rút, chín gói thầu có khối lượng thực hiện đạt khoảng 45%.Đến tháng 12 năm 2011, tổng giá trị các gói thầu đạt 50%

Tổng mức đầu tư đến năm 2020 khoảng 8.050 tỷ đồng và đến năm 2030 là 16.200 tỷ đồng. Dự án do Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam, nay là Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư, thi công bằng 100% nguồn vốn của doanh nhiệp.[3]

Với cơ sở hạ tầng và công nghệ hàng không hiện đại. Sân bay quốc tế Phú Quốc có thể tiếp nhận một số loại máy bay lớn như: Boeing 777, Boeing 747-400 hoặc tương đương.

Các chuyến bay và tần suất

Hãng hàng không Các điểm đến
AirAsia Kuala Lumpur
Azur Air Thuê chuyến theo mùa: Krasnoyarsk, Moscow-Vnukovo, Yekaterinburg
Asiana Airlines Seoul-Incheon
Bamboo Airways Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Rạch Giá, Thanh Hóa, Tp.Hồ Chí Minh, Vinh
Bangkok Airways Bangkok–Suvarnabhumi
China Eastern Airlines Theo mùa: Côn Minh
China Southern Airlines Quảng Châu
Donghai Airlines Theo mùa: Thâm Quyến
Pacific Airlines Tp.Hồ Chí Minh
Lucky Air Theo mùa: Côn Minh
Neos Theo mùa: Milan-Malpensa, Yangon
Okay Airways Nam Ninh
Qingdao Airlines Thanh Đảo
Thomson Airways Theo mùa: Helsinki
Royal Flight Thuê chuyến theo mùa: Irkutsk, Krasnoyarsk, Novosibirsk, Moscow, Yekaterinburg
TUI Airways Theo mùa: London–Gatwick
Thuê chuyến theo mùa: Copenhagen, Helsinki, Landvetter, Lulea, Oslo, Stockholm-Arlanda
VietJet Air Đà Lạt, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, Hong Kong, Huế, Mumbai, Nha Trang, New Delhi, Seoul-Incheon, Tp.Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Vinh
Thai VietJet Air Bangkok–Suvarnabhumi
Vietnam Airlines Cần Thơ, Đà Lạt, Hà Nội, Hải Phòng, Huế,Thanh Hóa, Tp.Hồ Chí Minh, Vinh
Vasco Cần Thơ
Vietravel Airlines Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh
Jeju Air Seoul-Incheon
Eastar Jet Seoul
Korean Air Seoul
Hainan Airlines Thâm Quyến

Xem thêm: Hệ thống các sân bay tại Việt Nam (dân sự – quân sự)

Trả lời