Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

Giới thiệu về cảng hàng không Nội Bài

Sân bay Quốc tế Nội Bài, nguyên là một căn cứ không quân của Không quân Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam còn gọi là sân bay Đa Phúc, đã được cải tạo để phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự. Ngày 28 tháng 2 năm 1977, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ra quyết định thành lập Sân bay Quốc tế Nội Bài ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ngày 2 tháng 1 nǎm 1978, sân bay chính thức mở cửa hoạt động và đón chuyến bay Quốc tế đầu tiên hạ cánh.

Sân bay Quốc tế Nội Bài (IATA: HAN, ICAO: VVNB), tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, tiếng Anh: Noi Bai International Airport là cảng hàng không Quốc tế lớn nhất của miền Bắc Việt Nam, phục vụ chính cho Thủ đô Hà Nội và vùng lân cận, thay thế cho sân bay Gia Lâm cũ. Sân bay Nội Bài là trung tâm hoạt động chính cho Vietnam Airlines, VietJet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways.

Các chuyến bay tại Nội Bài

1. Chuyến bay nội địa

 
Vị trí Điểm đến Tần suất
(hàng tuần)
1 Thành phố Hồ Chí Minh 795
2 Đà Nẵng 155
3 Nha Trang 99
4 Cần Thơ 75
5 Đà Lạt 77
6 Buôn Ma Thuột 39
7 Quy Nhơn 40
8 Vinh 36
9 Huế 39
10 Pleiku 33
11 Chu Lai 18
12 Tuy Hòa 17
13 Đồng Hới 14
14 Điện Biên Phủ 14
15 Phú Quốc 135
16 Côn Đảo 17
17 Rạch Giá 7

2. Chuyến bay quốc tế 

Vị trí Điểm đến Tần suất
(hàng tuần)
1 Thái Lan Bangkok 64
2 Hàn Quốc Seoul 81
3 Singapore Singapore 40
4 Đài Loan Đài Bắc 59
5 Hồng Kông Hồng Kông 33
5 Trung Quốc Quảng Châu 32
5 Malaysia Kuala Lumpur 32
8 Nhật Bản Tokyo 28
9 Campuchia Siêm Riệp 21
10 Lào Luang Prabang 17
11 Lào Viêng Chăn 14
11 Myanmar Yangon 14
13 Hàn Quốc Busan 13
14 Nga Moskva (Domodedovo + Sheremetyevo) 10
15 Nhật Bản Osaka 7
15 Nhật Bản Nagoya 7
15 Qatar Doha 7
15 Trung Quốc Thượng Hải 7
15 Đài Loan Cao Hùng 7
15 Trung Quốc Macau 7
15 Pháp Paris 7
23 Đức Frankfurt 6
24 Trung Quốc Bắc Kinh 9
24 Philippines Manila 11
25 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 4
25 Nhật Bản Fukuoka 7
26 Hoa Kỳ San Francisco 0

Thiết kế kiến trúc sân bay Nội Bài

Sơ đồ nhà ga T1 – phục vụ các chuyến bay nội địa

Nhà ga T1 gồm có 4 tầng:

  • Tầng 1: Dành cho hành khách đến. Đây là khu vực đón khách khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, lấy hành lý và gặp người thân.
  • Tầng 2: Dành cho hành khách đi. Đây là khu vực dành cho hành khách làm thủ tục, ký gửi hành lý và ngồi chờ máy bay cất cánh.
  • Tầng 3: khu vực văn phòng. Đây là tầng dành cho nhân viên sân bay. Có thể hiểu, đây là khu vực hành chính, tập trung các phòng ban quản lý hoạt động sân bay, hành khách hạn chế tới khu vực này.
  • Tầng 4: khu vực nhà hàng, cũng là tầng tập trung các nhà hàng, phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của hành khách.

Sơ đồ nhà ga T2 – phục vụ các chuyến bay quốc tế

Nhà ga T2 cũng bao gồm 4 tầng. Tuy nhiên, kết cấu sẽ có sự khác biệt khi so với T1:

  • Tầng 1: Nơi hành khách hạ cánh, lấy hành lý và làm các thủ tục thông quan.
  • Tầng 2: Nơi hành khách quốc tế kiểm tra y tế, nhập cảnh.  
  • Tầng 3: Nơi hành khách xuất cảnh, làm thủ tục các chuyến bay, ký gửi hành lý và chờ giờ bay.
  • Tầng 4: Nơi tập trung các phòng chờ của khách Vip, khách hạng vé thương gia. Đây cũng là tầng tập trung văn phòng đại diện của các hãng hàng không nước ngoài khai thác đường bay tại Nội Bài.

Xem thêm: Hệ thống các sân bay tại Việt Nam (dân sự – quân sự)

Trả lời