Giới thiệu cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên và lớn thứ ba của Việt Nam, nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3 km, với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Đây là điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và cả nước.
Tên chính thức là Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng (tiếng Anh: Danang International Airport – DIA). Sân bay này trước đây do Tổng Công ty Cảng Hàng không Miền Trung, hiện nay thuộc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, một doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lí..
Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Đà Nẵng được nâng cấp lên cấp sân bay 4E theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và sân bay quân sự cấp I. Đến năm 2020 sân bay Đà Nẵng có công suất phục vụ 13 – 15 triệu hành khách/năm, 50.000 tấn hàng hóa/năm với 22 vị trí đỗ tàu bay. Loại máy bay khai thác là B747, B777, B787, A320, A321, A350 và tương đương. Phương thức tiếp cận hạ cánh tiêu chuẩn CAT I.
- Tên đầy đủ: Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
- Địa chỉ: Đường Duy Tân, Phường Hòa Thuận Tây, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
- Mã Sân bay: DAD
- Mã quốc gia: +84
- Điện thoại: 0236 3823 397 – 0236 3823 393
- Số nhà ga: 2
- Giờ GMT: +7
- Khoảng cách của sân bay Đà Nẵng tới trung tâm thành phố: Khoảng 4km
Hình thành và phát triển
Sân bay được xây dựng từ năm 1940. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam cho đến 1975, sân bay Đà Nẵng là căn cứ không quân của quân đội Mỹ và Không lực Việt Nam Cộng hòa. Trước năm 1975, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới.
Đến nay Sân bay quốc tế Đà Nẵng đã trở thành sân bay có quy mô lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Năm 2018, sân bay này đã phục vụ 13,3 triệu khách thông qua, tăng 34% so với cùng kỳ, xếp thứ 3 sau Tân Sơn Nhất – Tp. Hồ Chí Minh: 32 triệu, Nội Bài – Hà Nội: 23 triệu.
Theo kết quả cuộc khảo sát được tiến hành bởi Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam (CAAV) ,thực hiện tại ba sân bay quốc tế lớn nhất của Việt Nam là Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và Đà Nẵng (Đà Nẵng). Qua đó,sân bay Đà Nẵng đứng đầu danh sách với 4,19 điểm, tiếp theo là Nội Bài với 4,13 và Tân Sơn Nhất với 3,96 điểm.
Cuộc khảo sát nhằm đánh giá mức độ hài lòng của hành khách về thái độ của nhân viên làm thủ tục hàng không, chất lượng wifi, khu vực ga khởi hành, biển chỉ dẫn, tình trạng, giá cả của taxi và hàng loạt các tiêu chí khác.
Cuộc khảo sát cho thấy thái độ của các nhân viên làm thủ tục tại ba sân bay được xếp hạng cao nhất với 4,34 điểm, nhưng chất lượng wifi tại khu vực ga khởi hành và sảnh đợi được xếp hạng dưới cùng với số điểm tương ứng lần lượt là 3,72 và 3,73 điểm.
Xem thêm: Sân bay Đà Nẵng cách trung tâm và các điểm du lịch bao nhiêu?
Sơ đồ cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
Sân bay quốc tế Đà Nẵng có 2 nhà ga hành khách là: Nhà ga Quốc nội T1 diện tích 36.600 m2 và Nhà ga Quốc Tế T2 diện tích 48.000 m2.
Nhà ga Quốc nội T1 sân bay Đà Nẵng gồm 40 quầy thủ tục check-in với các tiện nghi cần thiết như: hệ thống xử lý hành lý, 5 ống lồng hàng không dẫn khách, hệ thống điện tử chuyên dụng hàng không, hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước, điều hòa không khí, khu dịch vụ với tiện nghi ăn uống và mua sắm,… đảm bảo sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu của khách trong nước và quốc tế.
- Tầng 1: Ga đến của nhà ga Quốc nội
Mặt bằng ga đến của nhà ga Quốc nội Sân bay Đà Nẵng( T1)
- Tầng 2: Ga đi của nhà ga Quốc nội
Mặt bằng ga đi của nhà ga Quốc nội Sân bay Đà Nẵng (T1)
Nhà ga Quốc tế T2 sân bay quốc tế Đà Nẵng gồm 2 cao trình được thiết kế độc đáo với lối đi riêng biệt. Cơ sở vật chất cùng trang thiết bị của nhà ga đều vô cùng hiện đại, đảm bảo đúng tiêu chuẩn 4E của sân bay hàng không quốc tế.
- Tầng trệt: Khu vực đón khách và trả hành lý
Sơ đồ tầng trệt Nhà ga Quốc tế sân bay Đà Nẵng (T2)
- Tầng 1: Khu vực sảnh Quốc tế đến
Sơ đồ tầng 1 Nhà ga Quốc tế sân bay Đà Nẵng (T2)
- Tầng 2: Khu vực sảnh Quốc tế đi
Sơ đồ tầng 2 Nhà ga Quốc tế sân bay Đà Nẵng (T2)
- Tầng lửng: Khu vực phòng chờ cho hạng thương gia
Sơ đồ tầng lửng Nhà ga Quốc tế sân bay Đà Nẵng (T2)
Bảng phát triển số hành khách qua các năm:
Năm | Số hành khách thông qua |
---|---|
2008 | 1.710.758 |
2009 | 2.079.758 |
2010 | 2.479.307 |
2011 | 2.877.078 |
2012 | 3.090.877 |
2013 | 4.376.775 |
2014 | 4.989.687 |
2015 | 6.724.604 |
2016 | 8.783.429 |
2017 | 10.801.927 |
2018 | 13.300.000 |
2019 | 15.504.650 |
Các tuyến bay và tần suất
Các tuyến bay quốc tế:
Các tuyến bay nội địa:
Hạng | Tên điểm đến | Số lượt chuyến (hàng tuần) |
1 | Thành phố Hồ Chí Minh | 315 |
2 | Hà Nội | 287 |
3 | Hải Phòng | 30 |
4 | Cần Thơ | 27 |
5 | Đà Lạt | 11 |
6 | Nha Trang | 11 |
7 | Buôn Mê Thuột | 10 |
8 | Vân Đồn | 7 |
9 | Pleiku | 6 |
10 | Vinh | 6 |
11 | Thanh Hóa | 4 |
12 | Phú Quốc | 4 |
Xem thêm: Hệ thống các sân bay tại Việt Nam (dân sự – quân sự)
Bài viết liên quan
Tại sao máy bay có thể bay được?
Là một người đam mê hàng không, bạn đã đọc rất nhiều bài báo thú...
Th11
Kiểm soát viên không lưu: Cơ hội nghề nghiệp và đãi ngộ
Kiểm soát viên không lưu trong tiếng anh gọi là Air traffic control specialists (viết...
Th11
Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới
Cha đẻ của máy bay Anh em nhà Wright có niềm đam mê về việc...
Th11
IPP Air Cargo xin dừng cấp phép bay
Cục Hàng không VN vừa có văn bản gửi Bộ GTVT liên quan đến việc...
Th11
Máy bay không người lái là gì?
Máy bay không người lái hay còn gọi Là Drone, nó thường đề cập đến...
Th11
Cấu tạo của máy bay chi tiết
Để hiểu cách hoạt động của các thành phần chính và các thành phần phụ...
Th11