Cảng hàng không quốc Cam Ranh

Giới thiệu về sân bay quốc tế Cam Ranh

Sân bay Cam Ranh do quân đội Hoa Kỳ xây dựng và được sử dụng là căn cứ Không quân Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh. Năm 1973, sau Hiệp Định Paris, Hoa Kỳ trao căn cứ này lại cho Không lực Việt Nam Cộng hòa. Ngày 16 tháng 8 năm 2007, Văn phòng chính phủ ra quyết định nâng cấp cảng hàng không Cam Ranh trở thành cảng hàng không Quốc tế. Tháng 12 năm 2009, bằng việc đưa vào sử dụng nhà ga hàng không mới, hiện đại, quy mô lớn bậc nhất miền Trung

Mốt số thông số cơ bản của cảng quốc tế Cam Ranh:

  • Đường cất hạ cánh (Runway): sân bay có 2 đường băng để cất hạ cánh, dài: 3.048m, rộng 45m.
    1. Đường băng số 1: 02L/20R
    2. Đường băng số 2: 02R/20L (khai thác từ ngày 10/10/2019)
  • Sân đỗ tàu bay (Apron): 26 vị trí đỗ tàu bay.
  • Tiếp nhận các loại máy bay B787, B777, B767, B737, A350, A320, A321, ATR-72 và tương đương.
  • Cấp sân bay: 4E
  • Sân bay dùng chung quân sự và hàng không dân dụng.
  • Nhà ga hành khách (Passenger Terminal): Sân bay Quốc tế Cam Ranh có 2 nhà ga riêng biệt để phục vụ các chuyến bay nội địa và quốc tế (13.995m2).
    1. Nhà ga T1: Ga nội địa
    2. Nhà ga T2: Ga quốc tế (khai thác từ tháng 6/2018)

Lịch sử hình thành và phát triển của sân bay quốc tế Cam Ranh

  • Năm 2007, sân bay này phục vụ khoảng 500.000 khách, xếp thứ 5 trong các sân bay tại Việt Nam. Từ tháng 6 năm 2008, sân bay có thể phục vụ các chuyến bay ban đêm 
  • Năm 2008, sân bay này đã phục vụ 683.000 lượt khách, vượt Sân bay Phú Bài để thành sân bay lớn thứ 8 Việt Nam tính theo số lượng khách thông qua. Tỷ lệ tăng của số lượt khách thông qua vào năm 2007 là 36,8%, của năm 2008 là 36,3% so với năm trước, là sân bay có tốc độ tăng trưởng lượng hành khách cao nhất tại Việt Nam.
  • Cuối năm 2009, nhà ga mới hoàn thành,có thể phục vụ 800 hành khách trong giờ cao điểm. Dự kiến sân bay này sẽ đạt 2,5 triệu lượt/năm vào năm 2015.
  • Với diện tích đất 750 ha, Sân bay quốc tế Cam Ranh có diện tích rộng hơn Sân bay quốc tế Nội Bài.
  • Năm 2012 sân bay đón 1,2 triệu lượt khách thông quan(đứng thứ 4 Việt Nam) trong đó có hơn 1000 chuyến bay quốc tế với hơn 200.000 hành khách làm thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay. Hãng hàng không chuyển chở nhiều hành khách nhất tại sân bay Cam Ranh là Vietnam Airlines với gần 826,500 lượt khách lên xuống trong năm 2012  chiếm khoảng 2/3 lượt khách thông quan tại sân bay.
  • Đền năm 2013 Cam Ranh đón 1,509,212 lượt khách tiếp tục giữ vị trí thứ 4 Việt Nam. Trong đó khách từ các đường bay quốc nội là 1,143,015 lượt (chiếm 75.74%) và khách từ các đường bay quốc tế là 366,197 chiếm 24.26%.
  • Vào ngày 30 tháng 6 năm 2018, Nhà ga hành khách quốc tế Cam Ranh (Nhà ga T2) do Công ty Cổ phần Nhà ga Quốc tế Cam Ranh (CRTC) đầu tư và khai thác đã chính thức khánh thành, kịp thời đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân tỉnh Khánh Hòa, khu vực miền Nam Trung Bộ. Trong năm 2018, Nhà ga T2 đã phục vụ trên 5,21 triệu lượt khách quốc tế (tăng 42,8% so với năm 2017) tương ứng với 26.700 lượt bay quốc tế (tăng 43,4% so với năm 2017).
  • Lúc 10h sáng ngày 18/12/2019, chuyến bay mang số hiệu VJ837 xuất phát từ sân bay Incheon (Seoul, Hàn Quốc) đã hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh (Nha Trang, Khánh Hòa) mang theo hành khách quốc tế thứ 3,5 triệu và khách thứ 10 triệu thông qua Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh năm 2019.

Các tuyến bay tại cảng hàng không quốc tế Cam Ranh

Hãng hàng không Các điểm đến Nhà ga
AirAsia Kuala Lumpur (tạm dừng khai thác) T2
Air China Hàng Châu, Trùng Khánh (tất cả các chuyến bay tạm dừng khai thác) T2
Air Seoul Seoul-Incheon (tạm dừng khai thác) T2
Azur Air Irkutsk, Krasnodar, Krasnoyarsk, Novosibirsk, Strigino, Ulan-Ude (tạm dừng khai thác) T2
Asiana Airlines Seoul-Incheon (tạm dừng khai thác) T2
Bamboo Airways Hà Nội,Tp.Hồ Chí Minh,Hải Phòng T1
Bangkok Airways Suvarnabhumi (tạm dừng khai thác) T2
Beijing Capital Airlines Tam Á (tạm dừng khai thác) T2
China Eastern Airlines Đại Liên, Trịnh Châu (tạm dừng khai thác) T2
China Southern Airlines Quảng Châu (tạm dừng khai thác) T2
Eastar Jet Seoul-Incheon (tạm dừng khai thác) T2
Hainan Airlines Thâm Quyến, Quảng Châu (tạm dừng khai thác) T2
Hong Kong Express Airways Hong Kong (tạm dừng khai thác) T2
Jeju Air Thuê chuyến: Seoul-Incheon (tạm dừng khai thác) T2
Pacific Airlines Tp.Hồ Chí Minh T1
Korean Air Seoul-Incheon (tạm dừng khai thác) T2
Loong Air Hàng Châu (tạm dừng khai thác) T2
Nordwind Airlines / Ikar Airlines Barnaul, Belgorod, Blagoveshchensk, Bratsk, Chelyabinsk, Chita, Irkutsk, Kazan, Kemerovo, Khabarovsk, Krasnoyarsk, Mineralnye Vody, Mokva–Sheremetyevo, Nizhnevartovsk, Rostov-on-Don, Saint Petersburg, Samara, Vladivostok (tạm dừng khai thác) T2
Okay Airways Hoàng Hoa (tạm dừng khai thác) T2
Pegas Fly Irkutsk, Nizhny Novgorod, Novosibirsk, Perm, Surgut, Voronezh (tất cả các chuyến bay tạm dừng khai thác) T2
Qingdao Airlines Nam Kinh, Thanh Đảo, Thành Đô, Trạm Giang (tất cả các chuyến bay tạm dừng khai thác) T2
Royal Flight Vladivostok, Mokva–Sheremetyevo (tất cả các chuyến bay tạm dừng khai thác) T2
Sichuan Airlines Tây Ninh, Thành Đô, Trùng Khánh (tất cả các chuyến bay tạm dừng khai thác) T2
Spring Airlines Thượng Hải-Phố Đông (tạm dừng khai thác) T2
Sunday Airlines Thuê chuyến: Almaty T2
T’way Airlines Seoul, Daegu (tạm dừng khai thác) T2
Thai AirAsia Don Muang (tạm dừng khai thác) T2
VietJet Air Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Phú Quốc, Tp.Hồ Chí Minh, Vinh, Thanh Hóa T1
VietJet Air Seoul–Incheon T2
Vietnam Airlines Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Tp.Hồ Chí Minh, Vinh T1
Vietnam Airlines Singapore

Xem thêm: Hệ thống các sân bay tại Việt Nam (dân sự – quân sự)

Trả lời