Giới thiệu cảng hàng không Điện Biên
Cảng hàng không Điện Biên Phủ là sân bay ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, có Mã IATA của sân bay này là DIN.
Sân bay có một đường cất hạ cánh dài 1.830m, rộng 30m, bề mặt bê tông xi măng. Đường lăn, sân đỗ máy bay diện tích 12.000m² đảm bảo cho 3 vị trí máy bay đỗ. Nhà ga hành khách rộng 2.400m² đạt cấp 3C và có 3 vị trí đỗ máy bay. Do vậy, sân bay Điện Biên chỉ có khai thác các chặng bay ngắn như Hà Nội – Điện Biên, Hải Phòng – Điện Biên, không thể mở các đường bay tầm trung trở lên như Đà Nẵng – Điện Biên, TP.HCM – Điện Biên.
- Tầng 1: Dành cho khách đến và làm thủ tục chuyến bay đi; Diện tích: 1700m2; 1 quầy dịch vụ căng tin giải khát; 4 quầy làm thủ tục, 1 băng chuyền hành lí đến, 1 phòng VIP; Quầy hành lý thất lạc
- Tầng 2: bao gồm khu vực khu vực hạn chế, khu vực cách ly gồm 2 cửa hành khách ra máy bay: Diện tích: 800m2
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất tổng mức đầu tư xây mới toàn bộ sân bay này khoảng 4.780 tỷ đồng, trong đó công trình khu bay dự kiến 1.400 tỷ đồng; các công trình hàng không dân dụng 1.700 tỷ đồng, điều hành bay 155 tỷ đồng. Công tác giải phóng mặt bằng dự kiến 1.530 tỷ đồng.
Tại khu bay, ACV đề xuất xây dựng mới đường cất hạ cánh dài 2.400 m x 24m, hệ thống đường lăn nối bãi đỗ, đường lăn song song và đèn tiếp cận.
Công trình nhà ga hành khách được đề xuất xây mới 2 tầng, đáp ứng 2 triệu hành khách một năm và các hạng mục phụ trợ; xây dựng sân đỗ tàu bay với 6 vị trí đỗ máy bay A320/321 và tương đương.
Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không, giai đoạn đến năm 2020, cảng hàng không Điện Biên có công suất khoảng 300.000 hành khách và 500 tấn hàng hóa mỗi năm. Đến năm 2030, dự kiến công suất sân bay nâng lên 2 triệu hành khách và 10.000 tấn hàng hóa mỗi năm.
Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển đội tàu bay hiện tại của các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet, Jestar Pacific từ nay đến năm 2030 tập trung vào các loại tàu bay A320 trở lên và kết cấu hạ tầng CHK Điện Biên hiện tại sẽ không đáp ứng được nhu cầu khai thác của các hãng hàng không trong những năm tới.
Hình thành và phát triển
Sân bay Mường Thanh hay còn gọi là sân bay Điện Biên Phủ có địa chỉ Tổ dân phố 10, phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây vốn là sân bay dã chiến hồi 1954 – cứ điểm 206 năm xưa, một căn cứ tiếp vận rất quan trọng của Pháp và cũng là sân bay trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Năm 1958, vận tải hàng không dân dụng chính thức được mở tại sân bay Điện Biên và do quân đội đảm nhiệm nhưng các chuyến bay còn rất ít.
Đến năm 1984, kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tuyến đường bay Hà Nội – Điện Biên bằng máy bay AN24, AK40… được khôi phục, sân bay đưa vào khai thác với đường băng ghi nhôm dài 1400m. Sau 10 tháng khai thác, do các điều kiện kỹ thuật không cho phép, ngày 30/1/1995 đường bay đã bị cắt để sửa chữa đường cất hạ cánh. Sau khi sửa chữa, CHK Điện Biên đã hoạt động trở lại và máy bay là loại ATR72. Năm 1996, sân bay được đầu tư xây dựng đường hạ cất cánh dài 1430m, rộng 30m bằng bê tông, sân đỗ máy bay có 2 vị trí đỗ.
Năm 1998, nâng lên 10 lần chuyến một tuần với khoảng trên 20 ngàn hành khách/năm.
Năm 2004, CHK Điện Biên được đầu tư mở rộng sân đỗ máy bay diện tích 12.000m2 đảm bảo cho 4 vị trí máy bay đỗ. Nhà ga hành khách với diện tích sử dụng 2.500m2, đủ năng lực phục vụ hai chuyến bay ATR72 tương đương với 300 hành khách/giờ cao điểm. Các phương tiện hỗ trợ dưới mặt đất: 1 xe cứu hỏa, 1 xe khẩn nguy, 1 xe cứu thương, 1 xe tải hỗ trợ, 1 Xe đầu kéo: 2 Mooc chứa hành lý và hàng hóa rời
Sáng 19/11/2021, Bamboo Airways chính thức khai trương và đưa vào vận hành Phòng chờ Thương gia chuyên biệt của hãng tại Cảng hàng không Điện Biên Phủ. Phòng chờ First Lounge by Bamboo Airways có tổng diện tích 73m2, được đặt tại tầng 2. Với thiết kế ấn tượng mang bản sắc thương hiệu và kế thừa chất lượng dịch vụ được định hướng chuẩn 5 sao quốc tế của Bamboo Airways, song, điểm khác biệt không thể lẫn của phòng chờ là không gian, thiết kế nội thất đậm chất Tây Bắc giữa màu xanh của núi rừng và điểm xuyên hình bóng của nón lá, mây tre.
Các tuyến bay liên kết
Hãng hàng không | Điểm đến |
---|---|
Bamboo Airways | Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh |
Vietnam Airlines | Hà Nội |
Xem thêm: Hệ thống các sân bay tại Việt Nam (dân sự – quân sự)
Bài viết liên quan
Tại sao máy bay có thể bay được?
Là một người đam mê hàng không, bạn đã đọc rất nhiều bài báo thú...
Th11
Kiểm soát viên không lưu: Cơ hội nghề nghiệp và đãi ngộ
Kiểm soát viên không lưu trong tiếng anh gọi là Air traffic control specialists (viết...
Th11
Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới
Cha đẻ của máy bay Anh em nhà Wright có niềm đam mê về việc...
Th11
IPP Air Cargo xin dừng cấp phép bay
Cục Hàng không VN vừa có văn bản gửi Bộ GTVT liên quan đến việc...
Th11
Máy bay không người lái là gì?
Máy bay không người lái hay còn gọi Là Drone, nó thường đề cập đến...
Th11
Cấu tạo của máy bay chi tiết
Để hiểu cách hoạt động của các thành phần chính và các thành phần phụ...
Th11