Giới thiệu cảng hàng không Buôn Ma Thuột
Sân bay Buôn Ma Thuột (IATA: BMV, ICAO: VVBM) là một sân bay hỗn hợp quân sự và dân sự tại thành phố Buôn Ma Thuột. Sân bay có đường băng dài 3000 m, rộng 45 m có thể tiếp nhận những máy bay tầm ngắn như ATR 72, Fokker 70, tầm trung như A320, A321, B767 và có đèn chiếu sáng phục vụ bay đêm. Sân bay này do Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam quản lý.
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột giáp ranh với các thôn, buôn xã Hòa Thắng – TP. Buôn Ma Thuột; xã Hòa Đông huyện KrôngPac tỉnh Đak Lak:
- Phía Bắc giáp thôn 10, thôn 11 xã Hòa Thắng,
- Phía Đông giáp buôn Ea chuKap xã Hòa Thắng, buôn EaKmat xã Hòa Đông huyện KrôngPac,
- Phía Nam giáp thôn 7, thôn 8 xã Hòa Thắng;
- Phía Tây giáp thôn 1, thôn 3, Buôn Comleo xã Hòa Thắng;
Quá trình hình thành – phát triển và tầm nhìn quy hoạch
Lịch sử hình hành:
Trước 1975, đây là sân bay quân sự của Không quân Hoa kỳ và Không lực Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 7/3/1975 Quân đội Nhân dân Việt Nam kiểm soát sân bay
Ngày 10/3/1977, Hàng không dân dụng Việt Nam đã tiến hành khôi phục và khai thác trở lại với mục đích hàng không dân dụng nội địa nối liền Tây Nguyên với các trung tâm đô thị lớn của cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội.
Năm 2003, cải tạo và mở rộng đường HCC, đường lăn, sân đỗ tàu bay; lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu khu bay để tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như A320, A321 và tương đương cả ngày lẫn đêm
Ngày 28 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải xác định Thành phố Buôn Ma Thuột với vị trí địa lý mang tầm chiến lược đặc biệt, vốn được mệnh danh là Thủ phủ của Tây Nguyên nên Cảng hàng không Buôn Ma Thuột được xây dựng với chức năng dùng chung cho hàng không dân dụng và nhu cầu quân sự.
Phát triển cơ sở hạ tầng:
Trước năm 1997, Cảng Hàng không Buộn Ma Thuột có một đường hạ cất cánh với kích thước 1.800 mét x 30 mét được cải tạo từ tháng 7/1997; có 1 đường lăn nối giữa đường hạ cất cánh và sân đỗ máy bay với kích thước 250m x 15m được cải tạo từ tháng 1/1997; sân đỗ máy bay kích thước 120m x 90m có thể tiếp nhận 2 máy bay ATR 72 hoặc Fokker 70 được cải tạo từ tháng 1/1997; Nhà ga hành khách nằm sát sân đỗ máy bay được cải tạo từ năm 1995 với kích thước 24m x 64m, diện tích 1536m2, đảm bảo tiếp nhận 120 hành khách/giờ cao điểm.
Cảng Hàng không Buộn Ma Thuột đã tiếp tục đầu tư nâng cấp, cải tạo đường hạ cất cánh có chiều dài 3.000 mét, rộng 45 mét với các trang thiết bị phụ trợ, đèn đêm, cũng như đầu tư mới thiết bị như xe thang, xe nâng hàng, xe băng chuyền đảm bảo cho cảng hàng không này đáp ứng việc khai thác của các máy bay A320, A321 và các loại máy bay quân sự hiện đại cả ngày và đêm, sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng khu vực Tây Nguyên.
ăm 2003, cải tạo và mở rộng đường HCC, đường lăn, sân đỗ tàu bay; lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu khu bay để tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như A320, A321 và tương đương cả ngày lẫn đêm
Ngày 28 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải xác định Thành phố Buôn Ma Thuột với vị trí địa lý mang tầm chiến lược đặc biệt, vốn được mệnh danh là Thủ phủ của Tây Nguyên nên Cảng hàng không Buôn Ma Thuột được xây dựng với chức năng dùng chung cho hàng không dân dụng và nhu cầu quân sự.
Năm 2010, khởi công dự án “Xây dựng Nhà ga hành khách mới” công suất thiết kế đạt một triệu khách/năm. Ngày 24/12/2011, Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam đã long trọng tổ chức khánh thành đưa nhà ga mới vào khai thác.
Quy hoạch phát triển:
Giai đoạn 2015 – 2025 của Bộ giao thông vận tải, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đến năm 2015 sẽ là cảng hàng không cấp 4C (theo mã chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp I, đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay như A320/A321, ATR-72, F 70 và tương đương; Lượng hành khách tiếp nhận là 300.000 lượt hành khách/năm, lượng khách giờ cao điểm : 220 hành khách/giờ cao điểm.
Đến giai đoạn 2015-2025, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột sẽ là cảng hàng không cấp 4C, xây dựng thêm đường lăn song song kích thước 3000m x 18m, đảm bảo khai thác máy bay A320/A321, ATR-72, F 70 và tương đương với số máy bay tiếp nhận tại giờ cao điểm là 7; Lượng hành khách tiếp nhận là 800.000 lượt hành khách/năm, lượng khách giờ cao điểm : 420 hành khách/giờ cao điểm.
Xem thêm: Hệ thống các sân bay tại Việt Nam (dân sự – quân sự)
Bài viết liên quan
Tại sao máy bay có thể bay được?
Là một người đam mê hàng không, bạn đã đọc rất nhiều bài báo thú...
Th11
Kiểm soát viên không lưu: Cơ hội nghề nghiệp và đãi ngộ
Kiểm soát viên không lưu trong tiếng anh gọi là Air traffic control specialists (viết...
Th11
Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới
Cha đẻ của máy bay Anh em nhà Wright có niềm đam mê về việc...
Th11
IPP Air Cargo xin dừng cấp phép bay
Cục Hàng không VN vừa có văn bản gửi Bộ GTVT liên quan đến việc...
Th11
Máy bay không người lái là gì?
Máy bay không người lái hay còn gọi Là Drone, nó thường đề cập đến...
Th11
Cấu tạo của máy bay chi tiết
Để hiểu cách hoạt động của các thành phần chính và các thành phần phụ...
Th11