Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ vài điều, trước tiên là về trí thông minh của chúng. Bạn cần phải biết rằng loài vật này đang đứng ở đâu trên thước đo về trí thông minh so với tất cả các loài vật trên Trái Đất. Chúng được xếp ngang hàng với các loài linh trưởng. Chúng có khả năng tự nhận thức. Chỉ riêng khả năng này thôi đã đưa cá voi sát thủ vào danh sách 10 loài động vật cao cấp, mà con người là một trong số đó. Ngoài ra, chúng còn giao tiếp bằng một ngôn ngữ riêng biệt cực kì phức tạp. Điều này còn thu hẹp danh sách hơn nữa. Bạn có thể tranh cãi rằng tất cả loài vật giao tiếp theo một cách nào đó, nhưng bằng một ngôn ngữ thực sự, là điều vô cùng hiếm. Vì vậy, chắc hẳn sẽ không còn ai tranh cãi về trí thông minh của loài vật này nữa.
Tiếp theo, chúng ta hãy bàn về việc cá voi sát thủ sử dụng trí thông minh này như thế nào. Đầu tiên là trong việc “dạy dỗ”. Một con cá voi con sẽ ở bên cạnh mẹ mình ít nhất là 2 năm. Điều này không phải là hiếm trong thế giới động vật. Nhưng điều xảy ra trong hai năm này mới thực sự đặc biệt. Trong 2 năm này, cá mẹ dạy cá con tất cả mọi thứ về cuộc sống của giống loài mình, làm cách nào để sống sót và trưởng thành trong thế giới của chúng. Mặc dù rất nhiều loài động vật khác cũng làm điều tương tự, nhưng điều này rất hạn chế, và cách mà những con cá con được dạy dỗ thực sự rất chi tiết và mang tính đặc thù đặc biệt, thuộc một “đẳng cấp” hoàn toàn khác biệt. Cách dạy dỗ của chúng mang tính thế hệ. Tức là cá voi mẹ dạy lại cho cá con những kiến thức mà chính cá mẹ đã được truyền lại bởi mẹ của nó. Những thứ này không phải là kiến thức bản năng, mà đó là những thứ liên quan tới kinh nghiệm đã được học hỏi và truyền lại cho các thế hệ sau, để cho các thế hệ sau này không bị mắc phải những sai lầm mà thế hệ trước đã gặp phải. Điều này không xảy ra ở hầu hết các loài động vật.
Lấy một đàn sư tử làm ví dụ. Mặc dù khá thông minh, nhưng sư tử không nằm trong danh sách 10 loài động vật top đầu. Trí thông minh của chúng đứng dưới cá voi sát thủ rất nhiều. Chúng ta lấy sư tử làm ví dụ vì cấu trúc bầy đàn của sư tử khá giống với cá voi sát thủ, và việc dạy dỗ cũng xảy ra ở loài vật này, vì thế việc so sánh này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn sự khác biệt về trí thông minh của hai loài.
Giả sử rằng có vài con sư tử ngẫu nhiên bắt gặp một con nhím lớn trên đồng cỏ. Nhóm sư tử này chắc chắn sẽ đến gần con nhím bởi vì đối với chúng, cái thứ đang di chuyển kia là miếng mồi ngon béo bở. “Nó đang di chuyển mà, di chuyển thì chắc chắn là thức ăn rồi!”. Lúc này, nếu có một con trong chúng đã từng gặp và cố “chén” một con nhím trước đó, khả năng cao là nó sẽ nhớ độ sắc nhọn của lông loài vật này, và cái đau đớn khi phải rút thứ đó ra khỏi người mình. Chắc chắn một điều rằng nó sẽ cố gắng tránh xa khỏi cái thứ chết tiệt đó. Tuy nhiên, đối với những con chưa từng gặp, hay chưa từng phải chịu đau đớn, thì chắc chắn là nó sẽ “săn” con mồi này. Nó sẽ đến gần, ngửi ngửi, rồi nó sẽ vồ lấy con mồi, và kết quả là phải chịu vô vàn đau đớn tương tự như những con đã bỏ đi phải trải nghiệm trước đó. Nếu con nhím khá trưởng thành và có nhiều kinh nghiệm, khả năng cao là nó sẽ sống sót sau những lần đụng độ như thế này mà chẳng phải chịu một xây sát nào.
Ví dụ này cho chúng ta nhận thấy 3 điều. Một là những con sư tử biết được đau đớn do một con nhím gây ra tệ đến mức nào không hề “nói” cho những con sư tử khác biết. Nó không can ngăn những con khác “Tin tôi đi, đừng động vào nó!”. Điều này chứng minh một điều ở trên rằng mặc dù tất cả các loài vật đều giao tiếp với nhau, không phải loài nào cũng có một ngôn ngữ thực sự.
Hai là kiến thức không hề được truyền qua các thế hệ. Chắc chắn rằng tổ tiên một hoặc vài thế hệ trước của những con sư ở trên đã từng đối đầu với nhím trước đó, nhưng kinh nghiệm về những lần đối đầu đó không hề được truyền lại. Đối với chúng, mỗi con sư tử đều phải tự trải nghiệm điều đó.
Và ba là, sư tử luôn nghĩ một cách bản năng rằng “Nó chuyển động kìa, chuyển động thì chắc chắn là thức ăn rồi!”. Không có ai, bố mẹ hay ông bà hay con đầu đàn của nó nói với nhau rằng đó là thức ăn. Chúng hoàn toàn chấp nhận điều đó một cách bản năng, cho tới khi chúng học được rằng không phải thế.
(Tuy nhiên, dù là nói vậy nhưng quá trình phát triển bản năng săn mồi của sư tử là một điều không hề tầm thường)
Và cả 3 điều này đều sẽ được xử lí theo một cách khác bởi một đàn cá voi sát thủ. Đầu tiên, nếu một con trong đàn biết rằng có nguy hiểm nào đó, ví dụ như một con cá sư tử đầy gai độc chả hạn, nó sẽ nói với cả đàn “Tin tôi đi, đừng động vào nó!” Tất nhiên là không phải một câu chính xác như thế, nhưng đủ để có thể truyền đi thông điệp đó. Ngôn ngữ của loài vật này cực kì chi tiết. Mặc dù không giống như ngôn ngữ của chúng ta, chúng cũng có ngữ pháp theo một cách nào đó. Ví dụ, có thể không nhất thiết phải có một từ để chỉ “cá sư tử”, nhưng là một cái gì đó liên quan tới tính từ, như “nguy hiểm”, “không ăn được” hay “ngon lắm”. Động từ thì có thể là những thứ đại loại như “chạy đi”, “thoát đi”, “tấn công”, “xếp hàng”. Cuối cùng, thậm chí là cả tên riêng nữa. Như loài cá voi trắng, chúng đã được phát hiện ra là có khả năng gọi tên của từng thành viên trong đàn, và sẽ trả lời khi được một con khác gọi đúng tên mình.
Tất cả những gì cần thiết để loài vật này tồn tại và sống sót có thể được diễn tả qua tính từ, động từ và tên riêng, và thường là sự kết hợp giữa những điều này. Ví dụ, trong những cuộc đi săn, phải có một cụm từ kết hợp nào đó được phát ra để các con trong đàn có thể xếp thành hàng và tạo ra một con sóng lớn, khiến con sóng này quét qua một mặt băng và kéo một con hải cẩu xuống nước. Điều này yêu cầu phải có một sự kết hợp và chính xác ở mức độ cực cao. Chúng không hề đọc được suy nghĩ của những con khác, hay đây là một hành động mang tính bản năng. Rõ ràng là một con trong đàn đã quyết định như vậy và ra lệnh cho những con khác phải làm theo. Mọi thứ không hề tự nhiên xảy ra với tất cả những con trong đàn cùng một lúc, mà cần phải có một thứ ngôn ngữ làm trung gian.
Thứ hai là do kiến thức được truyền qua thế hệ, có thể một vài con trong đàn đã được mẹ chúng dạy rằng không được ăn cá sư tử, và vì thế chúng sẽ không phải tiếp tục chịu đau đớn sau khi làm điều đó. Chúng được dạy. Khi chúng nhìn thấy một đối tượng nào đó, chúng có thể truyền lại thông tin về đối tượng đó.
Và thứ bà là cá voi sát thủ không chạy theo tất cả mọi thứ đang di chuyển và coi chúng là thức ăn một cách bản năng. Chúng sử dụng ý nghĩ, kiến thức và lời khuyên để hành động và đưa ra quyết định đúng đắn.
Bây giờ, bạn đã có thể nhận thấy mặc dù có rất nhiều sự tương đồng giữa hai giống loài, cũng có cha mẹ và con cái, nhưng cách mà mỗi cá thể hoạt động lại khác biệt rất nhiều. Một loài dựa hầu hết vào bản năng trong khi loài còn lại dựa vào trí thông minh, suy nghĩ và khả năng đưa ra quyết định một cách logic.
Quay lại với câu hỏi “Tại sao chúng không ăn thịt người?”
Chúng biết chính xác mình đang tìm kiếm thứ gì để ăn. Cũng giống như bạn khi nhìn vào một cây táo, bạn biết rằng mình nên ăn quả táo chứ không phải là lá của cây đó. Trong thế giới của mình, có những con cá voi sát thủ thích ăn cá mập. Có những con thích ăn cá đuối. Có những con lại không thích cá mập nhưng thích hải cẩu và các loại cá khác. Có những con lại chỉ ăn những loài cá voi khác như cá voi xám, cá nhà táng, cá voi trắng, thậm chí là kỳ lân biển.
Chúng lại không hề thích thịt người, bởi vì chúng chưa bao giờ được dạy rằng con người là thức ăn. Không giống với sư tử, chúng không săn đuổi bất cứ thứ gì đang di chuyển. Chúng đã được thế hệ trước hay bởi những con trong đàn dạy thứ gì nên ăn và không nên ăn. Vì sao chúng lại nghĩ như vậy?
Rất có thể chúng có vấn đề với bộ xương của chúng ta. Bộ xương của con người dài và dày hơn bất kì loài vật khác mà chúng hay ăn. Chúng không cần thiết phải bị một khúc xương dài cắm vào cổ họng mới biết rằng cái thứ này khó mà nuốt nổi. Có thể chúng thấy hình dáng của con người hơi lạ lẫm, và thứ gì không béo núc ních thì không ngon và hảo hạng lắm. Một điều tất nhiên là chúng không thể nuốt chửng chúng ta được. Như vậy chúng có hai sự lựa chọn: nghiền nhỏ chúng ta ra, nhưng có khả năng ăn phải những mảnh xương vụn và sẽ gây nguy hiểm cho cổ họng của chúng, hoặc chúng có thể xé thịt từ xung quanh xương của cơ thể con người như đã làm với các con mồi khác như hải cẩu hay những loài cá voi lớn khác, nhưng cơ thể chúng ta lại không to đến mức chúng có thể làm được như vậy. Vì vậy, nói đơn giản là thịt người không nằm trong thực đơn của cá voi sát thủ. Con người không phải là một bữa ăn ngon lành, và thịt người có thể gây nguy hiểm nếu chúng cố nhai. Vào bữa tối, chúng ta cũng vậy, chúng ta không ăn cả con gà, vì xương gà sẽ gây nguy hiểm, thay vào đó chúng ta thái nhỏ con gà ra và hưởng thụ. Cá voi sát thủ không ăn chúng ta cũng là vì như vậy, và hiển nhiên là chúng chẳng thể thái nhỏ chúng ta ra được.
Một điểm cuối cùng mà chúng ta sẽ phân tích đó là cá voi sát thủ có thể nhầm lẫn chúng ta với những loài vật khác như hải cẩu thì sao? Điều này khó xảy ra được. Chúng biết một con hải cẩu trông như thế nào và một người trông như thế nào. Chúng là loài cực kì thông minh và tự nhận thức được các hành động của mình. Xác suất mà chúng nhầm lẫn chúng ta với hải cẩu cũng giống như việc bạn cầm một quả cà tím và nghĩ rằng đó là quả táo.
Nhưng tại sao chúng lại được gọi là “cá voi sát thủ”?
Thực ra tên ban đầu của chúng là “sát thủ của cá voi”, hay “kẻ giết cá voi”, bởi vì những thủy thủ Tây Ban Nha trước kia thường nhìn thấy chúng giết những con cá voi lớn. Tên của chúng khi được dịch sang tiếng anh bị xáo trộn và nhầm lẫn, khiến cho loài vật tuyệt vời và vô cùng thông minh này cứ bị gắn mãi với cái biệt danh đáng sợ kể từ đó.
Một điều quan trọng cần nhớ là trong lịch sử, chưa hề có bất kì ghi chép nào nói về việc con người bị cá voi sát thủ ăn thịt.
Thực ra tên ban đầu của chúng là “sát thủ của cá voi”, hay “kẻ giết cá voi”, bởi vì những thủy thủ Tây Ban Nha trước kia thường nhìn thấy chúng giết những con cá voi lớn. Tên của chúng khi được dịch sang tiếng anh bị xáo trộn và nhầm lẫn, khiến cho loài vật tuyệt vời và vô cùng thông minh này cứ bị gắn mãi với cái biệt danh đáng sợ kể từ đó.
Một điều quan trọng cần nhớ là trong lịch sử, chưa hề có bất kì ghi chép nào nói về việc con người bị cá voi sát thủ ăn thịt.
Bài viết liên quan
Võ mèo: cảm hứng võ thuật từ loài mèo
...
Th11
Mơ thấy rắn cắn có ý nghĩa gì?
Là một trong những biểu tượng thần thoại lâu đời nhất và phong phú nhất...
Th10
Lợn có sợ rắn không? lợn có miễn nhiễm với nọc rắn không?
Bạn đã có thể từng chứng kiến những con rắn tấn công con lợn trong...
Th10
Tại sao mèo thích phơi nắng?
Do ký ức di truyền Lý do đầu tiên là do trước khi con người...
Th10
Hội Tam Hoàng (Triad) – Tổ chức tội phạm vươn vòi bạch tuộc khắp thế giới
Khi một số vấn đề liên quan tới kinh tế, chính trị trở thành chủ...
Th10
Tốc độ của mèo nhanh tới mức nào?
...
Th10